Trước thông tin các hồ thủy điện xả lũ gây ngập lụt cho vùng hạ lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ cho biết việc xả lũ các hồ thủy điện không những không gây ngập lụt cho vùng hạ lưu mà còn góp phần điều tiết nguồn nước.
Tại hồ thủy điện Bình Điền, lưu lượng nước về hồ lúc lớn nhất là 1.442 m3/giây, nhưng mức điều tiết nước sau khi mở 5 cửa van với lưu lượng về hạ du là 826 m3/s.
Tại hồ thủy điện Hương Điền lưu lượng nước về hồ lúc lớn nhất là 4.700 m3/giây, nhưng mức điều tiết nước khi vận hành mở hai cửa van điều tiết nước về hạ du với lưu lượng 1.200 m3/giây.
Với mức nước xả lũ nhỏ hơn mức nước đổ về các hồ chứa như hiện nay, có thể nhận thấy là các hồ thủy điện đã thực hiện đúng quy trình vận hành và góp phần không nhỏ cho việc giảm ngập úng cho vùng hạ lưu các con sông Hương và sông Bồ. Trong khi đó, tỉnh còn chỉ đạo Ban quản lý hai nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền vận hành xả lũ theo quy trình, xả lũ vào ban ngày, hạn chế xả lũ về đêm để đảm bảo an toàn và tránh ngập lụt cho vùng hạ du.
Đề cập đến vấn đề ngập lụt trên địa bàn hiện nay, ông Phan Ngọc Thọ cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía tây của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với hoạt động của đới gió đông trên cao, nên tại Thừa Thiên-Huế trong 72 giờ qua có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 300mm đến 500mm, có nơi như Tà Lương (A Lưới) mưa đạt 635 mm.
Mưa to ở thượng nguồn, kết hợp với triều cường dâng cao làm giảm tối đa khả năng thoát lũ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho mực nước các con sông dâng cao nhanh hơn.
Đến sáng 17/11, mực nước các con sông như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu vẫn giữ ở mức cao, xấp xỉ trên báo động 3. Toàn tỉnh có hơn 27.200 nhà bị ngập.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang triển khai các phương án đối phó, sơ tán dân vùng thấp đến nơi cao ráo và phòng chống các tình huống diễn biến phức tạp của lũ lụt./.
Tại hồ thủy điện Bình Điền, lưu lượng nước về hồ lúc lớn nhất là 1.442 m3/giây, nhưng mức điều tiết nước sau khi mở 5 cửa van với lưu lượng về hạ du là 826 m3/s.
Tại hồ thủy điện Hương Điền lưu lượng nước về hồ lúc lớn nhất là 4.700 m3/giây, nhưng mức điều tiết nước khi vận hành mở hai cửa van điều tiết nước về hạ du với lưu lượng 1.200 m3/giây.
Với mức nước xả lũ nhỏ hơn mức nước đổ về các hồ chứa như hiện nay, có thể nhận thấy là các hồ thủy điện đã thực hiện đúng quy trình vận hành và góp phần không nhỏ cho việc giảm ngập úng cho vùng hạ lưu các con sông Hương và sông Bồ. Trong khi đó, tỉnh còn chỉ đạo Ban quản lý hai nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền vận hành xả lũ theo quy trình, xả lũ vào ban ngày, hạn chế xả lũ về đêm để đảm bảo an toàn và tránh ngập lụt cho vùng hạ du.
Đề cập đến vấn đề ngập lụt trên địa bàn hiện nay, ông Phan Ngọc Thọ cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía tây của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với hoạt động của đới gió đông trên cao, nên tại Thừa Thiên-Huế trong 72 giờ qua có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 300mm đến 500mm, có nơi như Tà Lương (A Lưới) mưa đạt 635 mm.
Mưa to ở thượng nguồn, kết hợp với triều cường dâng cao làm giảm tối đa khả năng thoát lũ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho mực nước các con sông dâng cao nhanh hơn.
Đến sáng 17/11, mực nước các con sông như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu vẫn giữ ở mức cao, xấp xỉ trên báo động 3. Toàn tỉnh có hơn 27.200 nhà bị ngập.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang triển khai các phương án đối phó, sơ tán dân vùng thấp đến nơi cao ráo và phòng chống các tình huống diễn biến phức tạp của lũ lụt./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)