Chiều 8/12, tại Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố việc điều chỉnh tăng mức trần khung giá vé máy bay nội địa.
Ông Lưu Thanh Bình, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam cho biết theo Quyết định 2967/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính vừa ban hành, mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền là 5.000 đồng/hành khách/km.
Từ năm 2012, mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền có cự ly từ 500km trở lên sẽ là 3.000 đồng/hành khách/km (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Theo Quyết định trên, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản số 5859/CHK-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định 2967/QĐ-BTC gửi tới các Hãng hàng không nội địa và yêu cầu các hãng công khai mức trần giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo 5 nhóm cự ly vận chuyển.
Cụ thể, đối với cự ly dưới 500km, mức giá trần tối đa là 1.700.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 500km - dưới 850km, giá tối đa là 2.250.000 đồng/vé/chiều; ở cự ly 850km đến dưới 1.000km, mức giá là 2.890.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 1.000km đến dưới 1.280km, giá tối đa là 3.400.000 đồng/vé/chiều và mức giá cho cự ly từ 1.280km trở lên là 4.000.000 đồng/vé/chặng.
Trước mắt, để bình ổn thị trường, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không kê khai giá lần đầu không vượt quá các mức sau, đối với cự ly vận chuyển dưới 500km, mức giá trần tối đa là 1.700.000 đồng/vé/ chiều; cự ly từ 500km - dưới 850km, mức tối đa là 1.940.000 đồng/vé/chiều; cự ly 850km đến dưới 1.000km, mức tối đa là 2.580.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 1.000km đến dưới 1.280km, mức tối đa 2.720.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 1.280km trở lên áp mức tối đa là 3.430.000 đồng/vé/chiều.
Theo ông Bình, việc điều chỉnh mức giá trần vé máy bay nội địa lần này dựa trên cơ sở mức điều chỉnh về tỷ giá USD/VND và chi phí đầu vào của ngành hàng không như thuê phi công, bảo dưỡng máy bay... nhằm đảm bảo các hãng hàng không khai thác nội địa có lãi và khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh hàng không nội địa.
Trước câu hỏi, liệu việc tăng giá trần vé máy bay trong thời điểm nhạy cảm (gần Tết Nguyên Đán) này có ảnh hưởng đến vấn đề bình ổn giá trong những tháng cuối năm, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục Trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài Chính) cho biết, việc điều chỉnh giá vé máy bay, tàu hoả, ôtô chắc chắn sẽ có những tác động nhất định.
Do vậy, từ nhiều tháng nay, Bộ Tài chính đã cùng các đơn vị kinh doanh tính toán để việc tăng giá ít gây bất lợi nhất và đến giờ thì bắt buộc phải tăng trong khuôn khổ.
Song nếu nhìn một cách sâu xa thì việc điều chỉnh này là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh, giúp đa dạng giá vé từ thấp đến cao, giúp các hãng hàng không có điều kiện mở thêm đường bay, tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, nếu mọi thứ đều phát triển thì người dân sẽ được hưởng lợi.
Cùng quan điểm này, ông Lại Xuân Thanh, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam cũng cho hay, việc tăng giá trần chỉ được thực hiện trong các khoảng thời gian cao điểm nhu cầu đi lại của hành khách tăng đột biến, chẳng hạn dịp tết, hè, bởi nhiều năm qua thị trường hàng không nội địa luôn bị tình trạng bay lệch đầu.
Trước Tết, từ Thành phố Hồ Chí Minh ra miền Trung, miền Bắc các chuyến bay đầy 100% chỗ, nhưng chiều bay ngược lại chỉ đạt 10-15% công suất ghế.
Sau Tết, tình trạng trên ngược lại với lượng khách quá tải ở đầu Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu được tăng giá vượt trần, hãng hàng không sẽ lấy phần vượt trội này bù vào khoản lỗ của chuyến bay vắng khách, từ đó mới có thể mạnh dạn tăng thêm chuyến.
Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines khẳng định nếu được tăng giá vé vượt trần, các hãng hàng không có thể cung cấp nhiều hạng mức, nhiều giá vé khác nhau cho hành khách nhiều lựa chọn hơn.
Ngay sau thông báo của Bộ Tài chính ban hành, Vietnam Airlines thông báo từ ngày 15/12, hãng sẽ tăng tối đa 20% giá trần vé máy bay nội địa./.
Ông Lưu Thanh Bình, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam cho biết theo Quyết định 2967/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính vừa ban hành, mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền là 5.000 đồng/hành khách/km.
Từ năm 2012, mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền có cự ly từ 500km trở lên sẽ là 3.000 đồng/hành khách/km (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Theo Quyết định trên, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản số 5859/CHK-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định 2967/QĐ-BTC gửi tới các Hãng hàng không nội địa và yêu cầu các hãng công khai mức trần giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo 5 nhóm cự ly vận chuyển.
Cụ thể, đối với cự ly dưới 500km, mức giá trần tối đa là 1.700.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 500km - dưới 850km, giá tối đa là 2.250.000 đồng/vé/chiều; ở cự ly 850km đến dưới 1.000km, mức giá là 2.890.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 1.000km đến dưới 1.280km, giá tối đa là 3.400.000 đồng/vé/chiều và mức giá cho cự ly từ 1.280km trở lên là 4.000.000 đồng/vé/chặng.
Trước mắt, để bình ổn thị trường, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không kê khai giá lần đầu không vượt quá các mức sau, đối với cự ly vận chuyển dưới 500km, mức giá trần tối đa là 1.700.000 đồng/vé/ chiều; cự ly từ 500km - dưới 850km, mức tối đa là 1.940.000 đồng/vé/chiều; cự ly 850km đến dưới 1.000km, mức tối đa là 2.580.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 1.000km đến dưới 1.280km, mức tối đa 2.720.000 đồng/vé/chiều; cự ly từ 1.280km trở lên áp mức tối đa là 3.430.000 đồng/vé/chiều.
Theo ông Bình, việc điều chỉnh mức giá trần vé máy bay nội địa lần này dựa trên cơ sở mức điều chỉnh về tỷ giá USD/VND và chi phí đầu vào của ngành hàng không như thuê phi công, bảo dưỡng máy bay... nhằm đảm bảo các hãng hàng không khai thác nội địa có lãi và khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh hàng không nội địa.
Trước câu hỏi, liệu việc tăng giá trần vé máy bay trong thời điểm nhạy cảm (gần Tết Nguyên Đán) này có ảnh hưởng đến vấn đề bình ổn giá trong những tháng cuối năm, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục Trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài Chính) cho biết, việc điều chỉnh giá vé máy bay, tàu hoả, ôtô chắc chắn sẽ có những tác động nhất định.
Do vậy, từ nhiều tháng nay, Bộ Tài chính đã cùng các đơn vị kinh doanh tính toán để việc tăng giá ít gây bất lợi nhất và đến giờ thì bắt buộc phải tăng trong khuôn khổ.
Song nếu nhìn một cách sâu xa thì việc điều chỉnh này là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh, giúp đa dạng giá vé từ thấp đến cao, giúp các hãng hàng không có điều kiện mở thêm đường bay, tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, nếu mọi thứ đều phát triển thì người dân sẽ được hưởng lợi.
Cùng quan điểm này, ông Lại Xuân Thanh, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam cũng cho hay, việc tăng giá trần chỉ được thực hiện trong các khoảng thời gian cao điểm nhu cầu đi lại của hành khách tăng đột biến, chẳng hạn dịp tết, hè, bởi nhiều năm qua thị trường hàng không nội địa luôn bị tình trạng bay lệch đầu.
Trước Tết, từ Thành phố Hồ Chí Minh ra miền Trung, miền Bắc các chuyến bay đầy 100% chỗ, nhưng chiều bay ngược lại chỉ đạt 10-15% công suất ghế.
Sau Tết, tình trạng trên ngược lại với lượng khách quá tải ở đầu Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu được tăng giá vượt trần, hãng hàng không sẽ lấy phần vượt trội này bù vào khoản lỗ của chuyến bay vắng khách, từ đó mới có thể mạnh dạn tăng thêm chuyến.
Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines khẳng định nếu được tăng giá vé vượt trần, các hãng hàng không có thể cung cấp nhiều hạng mức, nhiều giá vé khác nhau cho hành khách nhiều lựa chọn hơn.
Ngay sau thông báo của Bộ Tài chính ban hành, Vietnam Airlines thông báo từ ngày 15/12, hãng sẽ tăng tối đa 20% giá trần vé máy bay nội địa./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)