Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) vừa cho biết, Nhật Bản sẽ tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, giữa tháng 10 vừa qua, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với Nhật Bản về Di chuyển thể nhân trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) tại Tokyo, Nhật Bản. Tại phiên đàm phán, hai bên đã thống nhất được các vấn đề liên quan đến cơ chế đào tạo và phái cử ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản.
Cụ thể, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn được sang làm việc tại Nhật Bản trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý).
Bên cạnh đó, phía Nhật Bản cũng đồng ý tiếp nhận ứng viên hộ lý là học sinh tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng (hệ 2 năm) với điều kiện được học bổ sung một số môn học về điều dưỡng, chăm sóc người già tương đương với chương trình của Nhật Bản.
Phía Nhật Bản đã dự kiến sẽ bắt đầu triển khai chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam từ năm 2012.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước về thị trường Nhật Bản cho thấy từ đầu năm đến nay đã có gần 5.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Đây là thị trường đứng thứ tư về lượng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc.
Qua những đăng ký hợp đồng đã được chấp thuận tại Cục Quản lý lao động ngoài nước trong 2 tháng trở lại đây, nhu cầu tiếp nhận lao động từ các nghiệp đoàn Nhật Bản khá dồi dào. Các ngành nghề Nhật Bản tiếp nhận khá phong phú như: Chế biến thực phẩm, hàn, đóng gói, nông nghiệp, chăn nuôi, cơ khí, lắp ráp điện tử, may, thủy sản, gia công kim loại, giặt là.../.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, giữa tháng 10 vừa qua, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với Nhật Bản về Di chuyển thể nhân trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) tại Tokyo, Nhật Bản. Tại phiên đàm phán, hai bên đã thống nhất được các vấn đề liên quan đến cơ chế đào tạo và phái cử ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản.
Cụ thể, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn được sang làm việc tại Nhật Bản trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý).
Bên cạnh đó, phía Nhật Bản cũng đồng ý tiếp nhận ứng viên hộ lý là học sinh tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng (hệ 2 năm) với điều kiện được học bổ sung một số môn học về điều dưỡng, chăm sóc người già tương đương với chương trình của Nhật Bản.
Phía Nhật Bản đã dự kiến sẽ bắt đầu triển khai chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam từ năm 2012.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước về thị trường Nhật Bản cho thấy từ đầu năm đến nay đã có gần 5.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Đây là thị trường đứng thứ tư về lượng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc.
Qua những đăng ký hợp đồng đã được chấp thuận tại Cục Quản lý lao động ngoài nước trong 2 tháng trở lại đây, nhu cầu tiếp nhận lao động từ các nghiệp đoàn Nhật Bản khá dồi dào. Các ngành nghề Nhật Bản tiếp nhận khá phong phú như: Chế biến thực phẩm, hàn, đóng gói, nông nghiệp, chăn nuôi, cơ khí, lắp ráp điện tử, may, thủy sản, gia công kim loại, giặt là.../.
Hồng Kiều (Vietnam+)