Gần 8.000 hồ nước màu xanh tại Nam Cực đã được hình thành từ năm 2000 tới 2013. Đây là kết quả khảo sát của một nhóm nghiên cứu người Anh sau khi phân tích hàng nghìn bức ảnh chụp từ vệ tinh và dữ liệu thời tiết ở Langhovde Glacier nằm về phía Đông Nam Cực.
Theo kết quả phân tích ảnh chụp từ vệ tinh, một số hồ trên bề mặt sông băng dường như ăn sâu xuống lớp băng bên dưới.
Nước từ những hồ nước này sẽ chảy vào lớp băng bên dưới, điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự vững chắc của toàn bộ khối băng.
Hiện tượng băng tan có thể làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo theo cũng như làm tăng nhiệt độ nước biển.
Không những thế, hiện tượng này còn làm cho các nhà nghiên cứu lo lắng vì những hậu quả sâu xa hơn có thể xảy ra với nhân loại trong tương lai không xa. Khi nhiệt độ tăng vào mùa Hè, những hồ băng này sẽ trở thành các sông băng chảy vào đại dương.
Nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân hàng nghìn hồ nước đột ngột xuất hiện ở phía đông Nam Cực là do biến đổi khí hậu.
Khi nhiệt độ tăng lên trong những tháng mùa Hè, các hồ nước hình thành trên bề mặt sông băng. Chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và có thể biến mất khi nhiệt độ khu vực giảm trở lại vào mùa Đông.