Sông Mekong (đoạn chảy từ Lào, Thái Lan) đã hút hồn bao du khách với hàng loạt ghềnh xoáy, dải cù lao, hay những bãi cồn nửa chìm nửa nổi trên mặt nước, trông như cô gái độ xuân thì tràn đầy sức sống.
Tuy nhiên, hiện nay, ghềnh đá và hệ động thực vật dưới dòng sông thuộc tốp rộng lớn nhất thế giới lại này đang đứng trước nguy cơ bị “khai tử” bởi kế hoạch phá mỏm đá và dải cù lao để mở đường cho hoạt động giao thương xuyên biên giới của Trung Quốc, đang gây nhiều tranh cãi.
[Cảnh báo mất an ninh nguồn nước từ các dự án “chặt khúc” sông Mekong]
Theo nhận định của giới chuyên gia, nếu kế hoạch phá ghềnh thác sông Mekong vẫn được triển khai, sẽ tác động tiêu cực đến dòng chảy sông Mekong - con sông vốn đang phải hứng chịu nhiều hậu quả môi trường tích lũy bởi các công trình xây đập lớn từ thượng nguồn.
Cụ thể, theo mô hình dự án, trong quá trình triển khai, một khối lượng đá rất lớn sau khi bị chất nổ phá vỡ từ các đoạn ghềnh thác sẽ được các con tàu vét dồn xuống những hố sâu dưới lòng sông. Điều này sẽ tác động rất xấu tới môi trường sống của loài cá, cũng như sinh kế của người dân.
[Bài 3: Ghềnh đá khổng lồ trên dòng Mekong trước nguy cơ bị “khai tử”]
Lý do là, những hố sâu dưới lòng sông hay những bãi cồn là nơi trú ẩn có tầm quan trọng sống còn đối với vô số loài cá trong suốt mùa khô, đồng thời cũng là nơi cư dân ven sông kiếm sống bằng nguồn tôm, cá.
Ngoài ra, việc dùng chất nổ phá vỡ phá những khối đá ghềnh cũng sẽ làm loài cá hoảng sợ, ảnh hưởng đến sự cân bằng thủy học, khiến dòng nước chảy nhanh và siết hơn. Kéo theo đó là tình trạng sạt lở bờ sông, cũng như các loại hoa màu ven bờ../.