Ngày 19/11, thế giới đã chứng kiến nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm qua, với bóng của Trái Đất che khuất đến 97% của Mặt Trăng khi nguyệt thực đạt cực đại.
Theo các cơ quan thiên văn, Mặt Trăng bắt đầu mờ dần vào lúc 6 giờ 02 giờ GMT (tức 13 giờ 02 giờ Việt Nam) khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng của Trái đất, hay còn gọi là penumbra.
Một giờ sau đó, Mặt Trăng xuất hiện với hình ảnh "như thể bề mặt bị cắt một phần lớn" khi đi vào vùng bóng tối.
[Ngày 19/11/2021: Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ]
Vào lúc 8 giờ 45 giờ GMT (15 giờ 45 giờ Việt Nam), Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ và màu sắc này sẽ trở nên sống động nhất trong 18 phút sau đó. Sau đó Mặt Trăng dần đi ra khỏi vùng tối và tiếp tục hành trình quay quanh Trái Đất.
Toàn bộ quá trình kéo dài 3 giờ 28 phút, dài hơn 1 giờ 48 phút so với lần nguyệt thực năm 2018.
Đây sẽ là hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất kể từ năm 1440.
Cảnh tượng trên có thể quan sát được tại toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, cũng như một phần Nam Mỹ, Polynesia, Australia và Đông Bắc Á.