Thảm họa Chernobyl năm 1986 đã thay đổi mãi mãi hệ sinh thái xung quanh nó. Những cây thông chết và chuyển sang màu nâu đỏ do bức xạ đã khiến nơi cây non tái sinh được gọi là Rừng Đỏ. Thực vật len lỏi vào các tòa nhà bỏ hoang trong Khu vực cấm, tạo nên những hình ảnh ma quái gây ám ảnh nhiều người.
Các loài động vật khác cũng tham gia vào quá trình hồi sinh khu vực này như quần thể lợn rừng, nai sừng tấm đã bùng nổ trong nhiều thập kỷ kể từ sau thảm họa, cùng với các loài linh miêu, bò rừng và chó sói quý hiếm hơn.
Tuy nhiên, những gì chúng ta biết chỉ là những hình ảnh đáng kinh ngạc bên ngoài, còn thực chất, các nhà khoa học vẫn đang rất bối rối về sức khỏe của các loài động vật ở Chernobyl, đặc biệt là một điều kỳ lạ, đó là lợn rừng vẫn có mức độ nhiễm xạ cao hơn nhiều các loài động vật khác như hươu nai.
Giờ đây, những nghiên cứu chính xác hơn đã cho phép các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Vienna và Đại học Leibniz của Hannover giải mã đươc bí ẩn này.
Trong một bài viết được đăng trên tạp chí Khoa học&Công nghệ Môi trường, họ giải thích rằng điều này liên quan đến sở thích ăn nấm cục của lợn.
Sau vụ tai nạn, người dân được khuyến cáo không ăn nấm cục và thịt động vật hoang dã trong vùng vì mức độ nhiễm xạ cao. Sau đó, mức độ nhiễm xạ của hươu đã giảm dần theo thời gian đúng như mong đợi, nhưng mức độ phóng xạ đo được trong lợn rừng vẫn cao một cách đáng ngạc nhiên, theo báo cáo của SciDaily.
Caesium-137 là đồng vị phóng xạ quan trọng được đo trong các mẫu này. Nó có chu kỳ bán rã khoảng 30 năm - nghĩa là sau 30 năm, một nửa đã tự phân hủy. Tuy nhiên, trong thịt lợn rừng Bavaria, mức độ phóng xạ gần như không đổi sau gần 40 năm - điều này dường như không theo các định luật vật lý.
Để giúp giải quyết bí ẩn này, một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Georg Steinhauser tại TU Wien dẫn đầu đã quyết định giải mã nguồn gốc cũng như lượng phóng xạ trong lợn rừng.
Tiến sỹ Bin Feng, người thực hiện nghiên cứu tại Viện Hóa học vô cơ tại Đại học Leibniz, Hannover và Trung tâm Atominstitut TRIGA tại TU Wien, giải thích: “Điều này có thể thực hiện được vì các nguồn đồng vị phóng xạ khác nhau có tính chất vật lý khác nhau.”
Ví dụ, họ các vụ việc liên quan đến hạt nhân không chỉ giải phóng Caesium-137 mà còn cả Caesium-135, một đồng vị Caesium có chu kỳ bán rã dài hơn nhiều.
Tỷ lệ của hai loại Caesium này thay đổi tùy theo sự kiện hạt nhân. Một bước đột phá trong việc đo Caesium-135 (khó xác định hơn nhiều) đã giúp các nhà nghiên cứu nhận thấy những con lợn đực nhiễm phóng xạ của một giai đoạn khác, đó là các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân những năm 1960.
Kết quả cho thấy lượng phóng xạ trong thịt lợn rừng có nguồn gốc giống như từ những vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân – chiếm tới tới 68% trong một số mẫu. Điều này lại khiến các nhà khoa học bối rối một lần nữa.
Các nhà nghiên cứu đã liên kết mức độ phổ biến của bức xạ ở lợn đực với chế độ ăn của chúng và nhận ra chúng đặc biệt thích thú với nấm cục truffle, một loại nấm mọc dưới lòng đất mà chúng thường săn được. Và chất phóng xạ Caesium (Cs) đã tích tụ trong những cây nấm dưới lòng đất này trong thời gian dài.
Theo Giáo sư Georg Steinhauser, Caesium di chuyển xuống đất rất chậm, đôi khi chỉ khoảng một milimét mỗi năm. Do đó, nấm cục truffle, mọc ở độ sâu 20-40cm, ngoài Caesium từ vụ Chernobyl, còn có thể hấp thụ được Caesium từ các vụ thử vũ khí hạt nhân đã thực hiện từ trước đó một thời gian dài.
Những cây nấm, được ví như những chiếc bánh quế cuộn, đã nhiễm gấp đôi lượng Caesium, và chất này cũng đang phân rã theo thời gian.
Steinhauser cho biết: “Nếu bạn cộng tất cả những hiệu ứng này lại thì có thể giải thích được tại sao tính phóng xạ của nấm cục truffle – và sau đó là của lợn – vẫn tương đối ổn định qua nhiều năm.”
Với những yếu tố này, mức độ nhiễm phóng xạ của thịt lợn rừng dự kiến sẽ không giảm đáng kể trong vài năm tới.
Đây lại là một tin xấu cho những người nông dân. Vì lợn rừng trong khu vực giờ đây ít khi bị săn bắt do nhiễm phóng xạ, và số lượng lớn lợn rừng có thể gây ảnh hưởng đến các việc canh tác mùa màng./.