Trong những ngày qua, các ngân hàng liên tục điều chỉnh tỷ giá mua và bán, tuy nhiên, hai ngày nay đồng loạt các ngân hàng tăng mạnh giá mua USD, còn giá bán vẫn giữ ở mức kịch trần.
Ngay từ đầu giờ sáng ngày 19/8, giá USD mua vào của các ngân hàng thương mại tăng mạnh, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra giảm dần.
Giá mua USD của Vietcombank được giữ ở mức 20.800 đồng/USD so với ngày hôm qua, tuy nhiên, tính trong ba phiên liên tiếp, giá mua vào của Vietcombank đã tăng 46 đồng.
Ngân hàng Eximbank tăng giá mua vào lên 20.790 đồng/USD, tăng 30 đồng so với sáng hôm qua. Ngân hàng Vietinbank tăng 10 đồng lên 20.780 đồng/USD, ngân hàng VIB tăng 10 đồng lên 20.790 đồng/USD.
Giá tăng liên tục và như có sự đua nhau giữa các ngân hàng hàng. Đáng chú ý nhất là tỷ giá bán ra của các ngân hàng cạnh tranh nhau khá rõ và đạt trần. Đến 14 giờ cùng ngày, một số ngân hàng thương mại như VietinBank, ACB lại niêm yết giá mua USD bằng với giá mua của Vietcombank là 20.800 đồng/USD.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay (19/8) tiếp tục không đổi ở mức 20.618 đồng/USD. Tỷ giá trần giữ vững ở 20.824 đồng/USD. Đây là lần thứ 9 liên tiếp tỷ giá này không đổi kể từ ngày 10/8.
Các chuyên gia nhận định, giá USD tăng mạnh có quan hệ mật thiết với việc giá vàng trong nước tăng cao lên mức kỷ lục 46,8 triệu đồng/sáng nay. Giá vàng trong nước hiện đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi gần 700.000 đồng/lượng (không kể các loại phí vận chuyển và phí bảo hiểm).
Theo các nhà phân tích, kinh tế toàn cầu đang chìm đắm trong nợ công, thì vàng như một phao cứu sinh cho giới đầu tư tài chính bám vào. Với nhiều người, đây sẽ là thước đo của việc tăng giá. Nhiều người dân dù không có vàng nhưng luôn quan tâm đến biến động tỷ giá, giá vàng bởi theo kinh nghiệm của họ, mỗi lần vàng tăng giá thì tỷ giá hối đoái cũng sẽ chịu áp lực nhất định.
Tuy nhiên, trong khi đồng USD trên thị trường quốc tế đang giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác, thì ở Việt Nam, đồng USD lại "một mình" tăng giá cho dù tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn được niêm yết ở mức 20.618 đồng/USD.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện với giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới 700.000 đồng/lượng thì nhu cầu nhập khẩu vàng sẽ tăng lên và thị trường sẽ cần một lượng USD lớn để nhập khẩu. Do vậy, các ngân hàng đang tăng cường việc gom USD. Cùng với đó là thông tin về việc Ngân hàng nhà nước cho nhập khẩu vàng để bình ổn giá vàng trong nước, đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến tỷ giá.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định: “Biến động trên thị trường tài chính thế giới cũng là lý do khiến các ngân hàng mua vào USD để dự trữ. Khi nhu cầu tăng cao, họ sẽ bán USD. Mặt khác, họ cũng cần đồng bạc xanh để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ tương lai, giúp tăng thanh khoản và thu lợi nhuận. Thế nhưng, điều đó lại dẫn đến bất ổn trên thị trường ngoại hối.”
Diễn biến giá USD tăng đột biến cộng với sức nóng từ cơn sốt giá vàng đã khiến cho các doanh nghiệp và nhất là ngân hàng giật mình, hoảng hốt và đã có những điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh.
Một nhân viên kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội cho hay, ngay từ đợt tăng giá tuần trước, các nhân viên nguồn vốn, giao dịch viên của nhiều ngân hàng đã nhận được chỉ thị: "Cập nhật liên tục tỷ giá hối đoái theo thông báo của hội sở".
Và quả thực, những ngày đó đã biến thành sự rượt đuổi tỷ giá khi mà các ngân hàng liên tục thay đổi tỷ giá niêm yết. “Chúng tôi đã có những ngày làm việc đầy bất ngờ và căng thẳng,” nhân viên này cho biết.
Một khả năng được các chuyên gia đề cập là việc tăng giá của USD lần này cũng nên hiểu theo nghĩa quy luật. Càng gần cuối năm, áp lực USD sẽ càng tăng vì đây là thời điểm mà nhiều hợp đồng vay mượn bằng USD, hợp đồng xuất nhập khẩu... sắp đến hạn thanh toán./.
Ngay từ đầu giờ sáng ngày 19/8, giá USD mua vào của các ngân hàng thương mại tăng mạnh, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra giảm dần.
Giá mua USD của Vietcombank được giữ ở mức 20.800 đồng/USD so với ngày hôm qua, tuy nhiên, tính trong ba phiên liên tiếp, giá mua vào của Vietcombank đã tăng 46 đồng.
Ngân hàng Eximbank tăng giá mua vào lên 20.790 đồng/USD, tăng 30 đồng so với sáng hôm qua. Ngân hàng Vietinbank tăng 10 đồng lên 20.780 đồng/USD, ngân hàng VIB tăng 10 đồng lên 20.790 đồng/USD.
Giá tăng liên tục và như có sự đua nhau giữa các ngân hàng hàng. Đáng chú ý nhất là tỷ giá bán ra của các ngân hàng cạnh tranh nhau khá rõ và đạt trần. Đến 14 giờ cùng ngày, một số ngân hàng thương mại như VietinBank, ACB lại niêm yết giá mua USD bằng với giá mua của Vietcombank là 20.800 đồng/USD.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay (19/8) tiếp tục không đổi ở mức 20.618 đồng/USD. Tỷ giá trần giữ vững ở 20.824 đồng/USD. Đây là lần thứ 9 liên tiếp tỷ giá này không đổi kể từ ngày 10/8.
Các chuyên gia nhận định, giá USD tăng mạnh có quan hệ mật thiết với việc giá vàng trong nước tăng cao lên mức kỷ lục 46,8 triệu đồng/sáng nay. Giá vàng trong nước hiện đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi gần 700.000 đồng/lượng (không kể các loại phí vận chuyển và phí bảo hiểm).
Theo các nhà phân tích, kinh tế toàn cầu đang chìm đắm trong nợ công, thì vàng như một phao cứu sinh cho giới đầu tư tài chính bám vào. Với nhiều người, đây sẽ là thước đo của việc tăng giá. Nhiều người dân dù không có vàng nhưng luôn quan tâm đến biến động tỷ giá, giá vàng bởi theo kinh nghiệm của họ, mỗi lần vàng tăng giá thì tỷ giá hối đoái cũng sẽ chịu áp lực nhất định.
Tuy nhiên, trong khi đồng USD trên thị trường quốc tế đang giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác, thì ở Việt Nam, đồng USD lại "một mình" tăng giá cho dù tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn được niêm yết ở mức 20.618 đồng/USD.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện với giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới 700.000 đồng/lượng thì nhu cầu nhập khẩu vàng sẽ tăng lên và thị trường sẽ cần một lượng USD lớn để nhập khẩu. Do vậy, các ngân hàng đang tăng cường việc gom USD. Cùng với đó là thông tin về việc Ngân hàng nhà nước cho nhập khẩu vàng để bình ổn giá vàng trong nước, đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến tỷ giá.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định: “Biến động trên thị trường tài chính thế giới cũng là lý do khiến các ngân hàng mua vào USD để dự trữ. Khi nhu cầu tăng cao, họ sẽ bán USD. Mặt khác, họ cũng cần đồng bạc xanh để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ tương lai, giúp tăng thanh khoản và thu lợi nhuận. Thế nhưng, điều đó lại dẫn đến bất ổn trên thị trường ngoại hối.”
Diễn biến giá USD tăng đột biến cộng với sức nóng từ cơn sốt giá vàng đã khiến cho các doanh nghiệp và nhất là ngân hàng giật mình, hoảng hốt và đã có những điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh.
Một nhân viên kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội cho hay, ngay từ đợt tăng giá tuần trước, các nhân viên nguồn vốn, giao dịch viên của nhiều ngân hàng đã nhận được chỉ thị: "Cập nhật liên tục tỷ giá hối đoái theo thông báo của hội sở".
Và quả thực, những ngày đó đã biến thành sự rượt đuổi tỷ giá khi mà các ngân hàng liên tục thay đổi tỷ giá niêm yết. “Chúng tôi đã có những ngày làm việc đầy bất ngờ và căng thẳng,” nhân viên này cho biết.
Một khả năng được các chuyên gia đề cập là việc tăng giá của USD lần này cũng nên hiểu theo nghĩa quy luật. Càng gần cuối năm, áp lực USD sẽ càng tăng vì đây là thời điểm mà nhiều hợp đồng vay mượn bằng USD, hợp đồng xuất nhập khẩu... sắp đến hạn thanh toán./.
Minh Thúy (Vietnam+)