Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2012, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra 3.070 cơ sở kinh doanh Gas; trong đó xử lý vi phạm là 868 vụ, với tổng số tiền thu phạt nộp ngân sách nhà nước là 4.109,25 triệu đồng.
Qua kiểm tra, các vi phạm chủ yếu là niêm yết giá, với 248 vụ, phạt hành chính 1.006,55 triệu đồng; vi phạm về điều kiện kinh doanh là 451 vụ, phạt hành chính 1.977,65 triệu đồng.
Ngoài ra, một số vi phạm liên quan đến phòng chống cháy nổ, dùng vỏ bình gas không đúng theo qui định (vỏ bình giả, bình hết hạn kiểm định, bình vi phạm về sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp...) vẫn chưa giảm. Tính đến cuối tháng 5, các lực lượng chức năng đã phải xử lý 44 vụ, với số tiền phạt lên đến 291 triệu đồng.
Đáng chú ý là số vụ sang chiết Gas trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, qua kiểm tra đã bắt 11 vụ và lập biên bản xử phạt 124,8 triệu đồng.
Riêng Hà Nội, qua kiểm tra 252 vụ, đã xử lý 220 vụ, với số tiền phạt là 1.316.550 triệu đồng, trong đó vi phạm về giá là 20 vụ; vi phạm về điều kiện kinh doanh là 188 vụ; còn san, chiết gas giả và dùng tem niêm màng co giả là 2 vụ.
Liên quan đến điều hành giá Gas, tại buổi họp báo công tác tháng 5/2012 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 4/6, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Nghị định 107/NĐ-CP thì các doanh nghiệp đầu mối chỉ cần đăng ký giá, chứ không có quy định giá của nhà nước.
Do vậy, để kiểm soát mặt hàng này, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ vào giá Gas thế giới cũng như đề xuất đăng ký giá của doanh nghiệp, để tính toán chi phí và cân đối lại việc đăng ký giá của doanh nghiệp.
"Giá Gas là đề xuất của doanh nghiệp đầu mối và họ có trách nhiệm đăng ký, kê khai giá với liên bộ để kiểm soát," ông Chiến nhấn mạnh./.
Qua kiểm tra, các vi phạm chủ yếu là niêm yết giá, với 248 vụ, phạt hành chính 1.006,55 triệu đồng; vi phạm về điều kiện kinh doanh là 451 vụ, phạt hành chính 1.977,65 triệu đồng.
Ngoài ra, một số vi phạm liên quan đến phòng chống cháy nổ, dùng vỏ bình gas không đúng theo qui định (vỏ bình giả, bình hết hạn kiểm định, bình vi phạm về sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp...) vẫn chưa giảm. Tính đến cuối tháng 5, các lực lượng chức năng đã phải xử lý 44 vụ, với số tiền phạt lên đến 291 triệu đồng.
Đáng chú ý là số vụ sang chiết Gas trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, qua kiểm tra đã bắt 11 vụ và lập biên bản xử phạt 124,8 triệu đồng.
Riêng Hà Nội, qua kiểm tra 252 vụ, đã xử lý 220 vụ, với số tiền phạt là 1.316.550 triệu đồng, trong đó vi phạm về giá là 20 vụ; vi phạm về điều kiện kinh doanh là 188 vụ; còn san, chiết gas giả và dùng tem niêm màng co giả là 2 vụ.
Liên quan đến điều hành giá Gas, tại buổi họp báo công tác tháng 5/2012 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 4/6, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Nghị định 107/NĐ-CP thì các doanh nghiệp đầu mối chỉ cần đăng ký giá, chứ không có quy định giá của nhà nước.
Do vậy, để kiểm soát mặt hàng này, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ vào giá Gas thế giới cũng như đề xuất đăng ký giá của doanh nghiệp, để tính toán chi phí và cân đối lại việc đăng ký giá của doanh nghiệp.
"Giá Gas là đề xuất của doanh nghiệp đầu mối và họ có trách nhiệm đăng ký, kê khai giá với liên bộ để kiểm soát," ông Chiến nhấn mạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)