Vi khuẩn trong ruột người có thể giúp chống béo phì là kết luận ban đầu trong một công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ thực hiện, đánh giá vai trò của các loại vi khuẩn trong hệ tiêu hóa đối với cân nặng của con người.
Trong công trình công bố ngày 5/9, các chuyên gia thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm ở 2 nhóm chuột với việc đưa vào thể chúng các loại vi khuẩn khác nhau lấy từ ruột của người béo phì (gọi là nhóm chuột 1) và những người gầy (nhóm chuột 2).
Những con chuột thí nghiệm này sau đó được nuôi trong điều kiện vô trùng, riêng biệt và cùng một chế độ ăn trong cùng một khoảng thời gian.
Kết quả cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về trọng lượng ở những con chuột thí nghiệm, theo đó, chuột được cấy vi khuẩn của người béo phì (nhóm 1) có trọng lượng lớn hơn những con được cấy vi khuẩn của người gầy (nhóm 2).
Tuy nhiên, sau khi chúng được nuôi cùng chuồng trong điều kiện sống bình thường trong năm ngày, các nhà khoa học nhận thấy những con chuột thuộc nhóm 1 bắt đầu giảm trọng lượng, trong khi ở những con chuột nhóm 2 hầu như không có sự thay đổi.
Phân tích các nhóm vi khuẩn, các nhà khoa học này thấy rằng những vi khuẩn đặc biệt thuộc hệ vi khuẩn có tên khoa học là Bacteroidetes có thể di chuyển từ những con chuột nhóm 2 sang những con chuột nhóm 1 và ở lại, ảnh hưởng tới cân nặng của vật chủ (chuột béo).
Trong khi đó, không có vi khuẩn nào ở những con chuột nhóm 1 xâm nhập vào những con chuột nhóm 2.
Theo các chuyên gia, đây là cơ sở để lập luận rằng vi khuẩn Bacteroidetes đóng vai trò nhất định trong ngăn ngừa chứng béo phì.
Phát hiện được công bố ngày 5/9 trên tạp chí Science này đã cho thấy quá trình truyền những đặc điểm về vật lý và trao đổi chất thông qua các vi khuẩn đường ruột.
Đây là một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh béo phì bằng vi khuẩn./.
Trong công trình công bố ngày 5/9, các chuyên gia thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm ở 2 nhóm chuột với việc đưa vào thể chúng các loại vi khuẩn khác nhau lấy từ ruột của người béo phì (gọi là nhóm chuột 1) và những người gầy (nhóm chuột 2).
Những con chuột thí nghiệm này sau đó được nuôi trong điều kiện vô trùng, riêng biệt và cùng một chế độ ăn trong cùng một khoảng thời gian.
Kết quả cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về trọng lượng ở những con chuột thí nghiệm, theo đó, chuột được cấy vi khuẩn của người béo phì (nhóm 1) có trọng lượng lớn hơn những con được cấy vi khuẩn của người gầy (nhóm 2).
Tuy nhiên, sau khi chúng được nuôi cùng chuồng trong điều kiện sống bình thường trong năm ngày, các nhà khoa học nhận thấy những con chuột thuộc nhóm 1 bắt đầu giảm trọng lượng, trong khi ở những con chuột nhóm 2 hầu như không có sự thay đổi.
Phân tích các nhóm vi khuẩn, các nhà khoa học này thấy rằng những vi khuẩn đặc biệt thuộc hệ vi khuẩn có tên khoa học là Bacteroidetes có thể di chuyển từ những con chuột nhóm 2 sang những con chuột nhóm 1 và ở lại, ảnh hưởng tới cân nặng của vật chủ (chuột béo).
Trong khi đó, không có vi khuẩn nào ở những con chuột nhóm 1 xâm nhập vào những con chuột nhóm 2.
Theo các chuyên gia, đây là cơ sở để lập luận rằng vi khuẩn Bacteroidetes đóng vai trò nhất định trong ngăn ngừa chứng béo phì.
Phát hiện được công bố ngày 5/9 trên tạp chí Science này đã cho thấy quá trình truyền những đặc điểm về vật lý và trao đổi chất thông qua các vi khuẩn đường ruột.
Đây là một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh béo phì bằng vi khuẩn./.
(TTXVN)