Chiều 25/5, Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp khẩn với các sở ngành cùng nhà thầu thi công và đơn vị tư vấn giám sát, để bàn về biện pháp xử lý tình trạng thấm nước tại hai đốt hầm dìm.
Như Vietnamplus đã đưa tin trước đó, tại hầm dìm Thủ Thiêm có 130 vị trí bị thấm nước.
Điều bất thường tại buổi họp là đại diện Oriental Consultants Company Limited (Oriconsul), đơn vị tư vấn giám sát, lại cho rằng tình trạng thấm nước của hai đốt hầm Thủ Thiêm nằm trong giới hạn cho phép. Độ thấm nước đo được sau khi hai đốt hầm được dìm xuống đáy sông Sài Gòn chỉ là 2ml/giờ/m2 (giới hạn cho phép là 5ml/giờ/m2).
Từ căn cứ này, công bố với các thành viên tham gia cuộc họp, Oriconsul cho biết những vết thấm nước tại khu vực đầu, quanh vị trí tường giữa và bờ mép của hai đốt hầm không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Sau khi bàn giao cho phía Việt Nam, công trình sẽ đảm bảo chất lượng. Tình trạng thấm nước có thể xử lý được khi nhà thầu tiếp tục quan trắc và có biện pháp xử lý trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, chủ đầu tư dự án, cũng đồng tình với đánh giá của đơn vị tư vấn. Gói thầu hầm dìm vượt sông Sài Gòn đang trong quá trình thi công. Các vấn đề về kỹ thuật cũng đã được báo cáo đầy đủ lên Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng trọng điểm. Tất nhiên, công trình hoàn thành thì phải đạt chất lượng.
Theo ông Phúc, để xử lý hiện tượng thấm nước trong hai đốt hầm, nhà thầu tiếp tục quan trắc tình trạng thấm nước bên trong hầm, còn tư vấn giám sát sẽ nghiên cứu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
Liên quan đến hiện tượng thấm nước này, ngay từ thời điếm cuối năm 2008, khi xuất hiện các vết rạn trên cả 4 đốt hầm tại bể đúc Nhơn Trạch, tiến sĩ João Azevedo, một chuyên gia giàu kinh nghiệm về khắc phục vết nứt bêtông của Tập đoàn Euronavy (Bồ Đào Nha), đã cảnh báo các cơ quan chức năng phải kiểm tra nghiêm túc, xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rạn nứt.
Theo tiến sĩ, cần phải bảo đảm chất lượng bốn đốt hầm đạt mọi tiêu chuẩn đề ra để có thể đặt xuống lòng sông Sài Gòn mà không bị áp lực nước làm đứt, gãy, hay vỡ vụn ra, trong suốt thời gian sử dụng cả trăm năm. Các vết nứt chỉ khắc phục được một khi kết cấu bêtông các đốt hầm còn bảo đảm chất lượng. Không thể thể để tình trạng xóa, trám vết rạn nứt cho trơn tru bề mặt ngoài của bốn đốt hầm rồi dìm xuống nước trong khi chưa làm rõ chất lượng bốn đốt hầm có đạt chất lượng kỹ thuật theo thiết kế đã được phê duyệt hay không.
Dường như lời cảnh báo đó đã không được các cơ quan chức năng chú ý. Hậu quả là hầm dìm đã thấm nước trong thời gian ngắn sau khi dìm xuống sông Sài Gòn./.
Như Vietnamplus đã đưa tin trước đó, tại hầm dìm Thủ Thiêm có 130 vị trí bị thấm nước.
Điều bất thường tại buổi họp là đại diện Oriental Consultants Company Limited (Oriconsul), đơn vị tư vấn giám sát, lại cho rằng tình trạng thấm nước của hai đốt hầm Thủ Thiêm nằm trong giới hạn cho phép. Độ thấm nước đo được sau khi hai đốt hầm được dìm xuống đáy sông Sài Gòn chỉ là 2ml/giờ/m2 (giới hạn cho phép là 5ml/giờ/m2).
Từ căn cứ này, công bố với các thành viên tham gia cuộc họp, Oriconsul cho biết những vết thấm nước tại khu vực đầu, quanh vị trí tường giữa và bờ mép của hai đốt hầm không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Sau khi bàn giao cho phía Việt Nam, công trình sẽ đảm bảo chất lượng. Tình trạng thấm nước có thể xử lý được khi nhà thầu tiếp tục quan trắc và có biện pháp xử lý trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, chủ đầu tư dự án, cũng đồng tình với đánh giá của đơn vị tư vấn. Gói thầu hầm dìm vượt sông Sài Gòn đang trong quá trình thi công. Các vấn đề về kỹ thuật cũng đã được báo cáo đầy đủ lên Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng trọng điểm. Tất nhiên, công trình hoàn thành thì phải đạt chất lượng.
Theo ông Phúc, để xử lý hiện tượng thấm nước trong hai đốt hầm, nhà thầu tiếp tục quan trắc tình trạng thấm nước bên trong hầm, còn tư vấn giám sát sẽ nghiên cứu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
Liên quan đến hiện tượng thấm nước này, ngay từ thời điếm cuối năm 2008, khi xuất hiện các vết rạn trên cả 4 đốt hầm tại bể đúc Nhơn Trạch, tiến sĩ João Azevedo, một chuyên gia giàu kinh nghiệm về khắc phục vết nứt bêtông của Tập đoàn Euronavy (Bồ Đào Nha), đã cảnh báo các cơ quan chức năng phải kiểm tra nghiêm túc, xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rạn nứt.
Theo tiến sĩ, cần phải bảo đảm chất lượng bốn đốt hầm đạt mọi tiêu chuẩn đề ra để có thể đặt xuống lòng sông Sài Gòn mà không bị áp lực nước làm đứt, gãy, hay vỡ vụn ra, trong suốt thời gian sử dụng cả trăm năm. Các vết nứt chỉ khắc phục được một khi kết cấu bêtông các đốt hầm còn bảo đảm chất lượng. Không thể thể để tình trạng xóa, trám vết rạn nứt cho trơn tru bề mặt ngoài của bốn đốt hầm rồi dìm xuống nước trong khi chưa làm rõ chất lượng bốn đốt hầm có đạt chất lượng kỹ thuật theo thiết kế đã được phê duyệt hay không.
Dường như lời cảnh báo đó đã không được các cơ quan chức năng chú ý. Hậu quả là hầm dìm đã thấm nước trong thời gian ngắn sau khi dìm xuống sông Sài Gòn./.
Kim Quy (Vietnam+)