Ngoại trưởng Venezuela, Elias Jaua, ngày 10/9, "lấy làm tiếc" về việc nhân dân Venezuela chưa bao giờ được Tòa án nhân quyền liên Mỹ (Corte IDH) bảo vệ, đồng thời khẳng định cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và dân chủ tại quốc gia Nam Mỹ này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở thủ đô Caracas sau khi Venezuela chính thức rút khỏi Corte IDH, ông Jaua tố cáo tổ chức này làm ngơ trước những vụ vi phạm nghiêm trọng những quyền cơ bản của người dân tại Venezuela trước khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền.
Corte IDH cũng không quan tâm đến các nạn nhân trong các vụ bạo động phản đối kết quả bầu cử tổng thống tháng 4 vừa qua do phái hữu tiến hành.
Bộ trưởng nhấn mạnh kể từ khi ông Chavez lên cầm quyền năm 1999, người dân Venezuela được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà chưa bao giờ trước đây họ có được.
Nỗ lực bảo vệ nhân quyền của Venezuela còn được thể hiện ở chỗ Venezuela là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, đã thông qua nghị định thư về nhân quyền của Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và đang nỗ lực góp phần xây dựng một hệ thống bảo vệ nhân quyền của Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur).
Năm ngoái cố Tổng thống Chavez thông báo quyết định của Caracas rút khỏi Corte IDH và Ủy ban nhân quyền liên Mỹ (CIDH). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/9 này.
Ông Chavez từng tố cáo việc khi bị bắt giữ trong cuộc đảo chính không thành chống lại ông hồi tháng 4/2002, một nhóm người đã đề nghị Corte IDH bảo vệ quyền lợi của ông, nhưng tổ chức này lại ủng hộ chính phủ của ông Pedro Carmona, người đã tự phong Tổng thống trong cuộc đảo chính này. Trong khi đó, Corte IDH đã chấp nhận giải quyết 14 cáo buộc chống lại Chính phủ Venezuela.
Corte IDH và CIDH trực thuộc Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS). Trong thời gian qua một số nước khác cũng đã chỉ trích gay gắt hoạt động của hai cơ quan này, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết cải tổ hệ thống nhân quyền tại châu Mỹ.
Năm ngoái, Tổng thống Rafael Correa không loại trừ việc Ecuador rút khỏi CIDH mà theo ông bị các nước theo chủ nghĩa bá chủ như Mỹ giật dây phục vụ quyền lợi của Washington và hành động vượt quá chức năng cho phép.
Tháng 3 mới đây, Tổng thống Bolivia, Evo Morales, cũng tuyên bố nước ông xem xét “nghiêm túc” việc rút khỏi CIDH, bị ông ví như một “căn cứ quân sự” của Mỹ, được Washington tài trợ để phán quyết về nhân quyền đối với các nước khác.
Ngày 14/5 năm nay, các ngoại trưởng tham dự hội nghị lần thứ 2 các quốc gia thành viên Công ước về nhân quyền châu Mỹ (CADH) nhằm thảo luận việc cải tổ hệ thống nhân quyền tại châu lục này, đã quyết định thành lập một nhóm làm việc về việc chuyển trụ sở của CIDH ra khỏi Mỹ vì Washington không thông qua công ước trên.
Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Jaua cũng thông báo ngày 11/9 một chiếc máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo sẽ rời Venezuela đi Syria.
Venezuela là một trong những nước Mỹ Latinh kịch liệt phản đối sự can thiệp từ bên ngoài nhằm vào quốc gia Trung Đông này. Mới đây, Tổng thống Nicolas Maduro đã viết thư gửi Tổng thống Barack Obama kêu gọi Mỹ không tấn công Syria./.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở thủ đô Caracas sau khi Venezuela chính thức rút khỏi Corte IDH, ông Jaua tố cáo tổ chức này làm ngơ trước những vụ vi phạm nghiêm trọng những quyền cơ bản của người dân tại Venezuela trước khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền.
Corte IDH cũng không quan tâm đến các nạn nhân trong các vụ bạo động phản đối kết quả bầu cử tổng thống tháng 4 vừa qua do phái hữu tiến hành.
Bộ trưởng nhấn mạnh kể từ khi ông Chavez lên cầm quyền năm 1999, người dân Venezuela được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà chưa bao giờ trước đây họ có được.
Nỗ lực bảo vệ nhân quyền của Venezuela còn được thể hiện ở chỗ Venezuela là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, đã thông qua nghị định thư về nhân quyền của Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và đang nỗ lực góp phần xây dựng một hệ thống bảo vệ nhân quyền của Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur).
Năm ngoái cố Tổng thống Chavez thông báo quyết định của Caracas rút khỏi Corte IDH và Ủy ban nhân quyền liên Mỹ (CIDH). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/9 này.
Ông Chavez từng tố cáo việc khi bị bắt giữ trong cuộc đảo chính không thành chống lại ông hồi tháng 4/2002, một nhóm người đã đề nghị Corte IDH bảo vệ quyền lợi của ông, nhưng tổ chức này lại ủng hộ chính phủ của ông Pedro Carmona, người đã tự phong Tổng thống trong cuộc đảo chính này. Trong khi đó, Corte IDH đã chấp nhận giải quyết 14 cáo buộc chống lại Chính phủ Venezuela.
Corte IDH và CIDH trực thuộc Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS). Trong thời gian qua một số nước khác cũng đã chỉ trích gay gắt hoạt động của hai cơ quan này, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết cải tổ hệ thống nhân quyền tại châu Mỹ.
Năm ngoái, Tổng thống Rafael Correa không loại trừ việc Ecuador rút khỏi CIDH mà theo ông bị các nước theo chủ nghĩa bá chủ như Mỹ giật dây phục vụ quyền lợi của Washington và hành động vượt quá chức năng cho phép.
Tháng 3 mới đây, Tổng thống Bolivia, Evo Morales, cũng tuyên bố nước ông xem xét “nghiêm túc” việc rút khỏi CIDH, bị ông ví như một “căn cứ quân sự” của Mỹ, được Washington tài trợ để phán quyết về nhân quyền đối với các nước khác.
Ngày 14/5 năm nay, các ngoại trưởng tham dự hội nghị lần thứ 2 các quốc gia thành viên Công ước về nhân quyền châu Mỹ (CADH) nhằm thảo luận việc cải tổ hệ thống nhân quyền tại châu lục này, đã quyết định thành lập một nhóm làm việc về việc chuyển trụ sở của CIDH ra khỏi Mỹ vì Washington không thông qua công ước trên.
Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Jaua cũng thông báo ngày 11/9 một chiếc máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo sẽ rời Venezuela đi Syria.
Venezuela là một trong những nước Mỹ Latinh kịch liệt phản đối sự can thiệp từ bên ngoài nhằm vào quốc gia Trung Đông này. Mới đây, Tổng thống Nicolas Maduro đã viết thư gửi Tổng thống Barack Obama kêu gọi Mỹ không tấn công Syria./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)