Ngày 27/6, Vệ tinh địa tĩnh khí tượng đầu tiên của Hàn Quốc đã đi vào quỹ đạo Trái Đất an toàn sau khi được phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Guiana ở Kourou.
Nguồn tin Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho biết việc phóng vệ tinh Chollian diễn ra thành công sau khi phải trì hoãn hai ngày vì một vài trục trặc kỹ thuật nhỏ. 32 phút sau khi được phóng từ mặt đất, vệ tinh Cholian đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy Ariana 5-ECA và sáu phút sau đó Trung tâm mặt đất Dongara ở Australia đã liên lạc được với vệ tinh.
Theo Bộ này, việc Trung tâm Dongara thiết lập được liên lạc với vệ tinh Chollian cho thấy vệ tinh đã đi vào đúng quỹ đạo dự tính; đồng thời các thiết bị lắp đặt trên vệ tinh cũng đã vận hành bình thường. Trong những ngày tới Chollian sẽ tiếp sóng với các trạm mặt đất ở Hawai, Italy, Chile, và dự kiến sau 10 ngày nữa có thể tiếp sóng với Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Hàn Quốc.
Khoảng 30 chuyên gia Hàn Quốc và Pháp đang tiếp tục theo dõi các thông số của vệ tinh Chollian. Sau khi vào quỹ đạo ổn định ở độ cao 36.000 km, vệ tinh sẽ tiến hành các thử nghiệm và thu thập dữ liệu về viễn thông, khí tượng biển. Chollian có thể phục vụ các dịch vụ thời tiết từ cuối tháng 12 tới.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Kim Young-shik khẳng định, sự kiện phóng thành công vệ tinh Chollian đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Hàn Quốc, phục vụ hiệu quả cuộc sống của con người.
Với kinh phí dự án khoảng 295,4 triệu USD, vệ tinh Chollian nặng 2.460 kg do Viện nghiên cứu và phát triển Đại dương của Hàn Quốc thiết kế chính, được xây dựng với sự trợ giúp của Trung tâm vũ trụ EADS Astrium (Pháp).
Đây là vệ tinh địa tĩnh thám hiểm đại dương đầu tiên của Hàn Quốc, cung cấp các số liệu định kỳ và cập nhật về các biến động của thủy triều, nhiệt độ đại đương và các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu./.
Nguồn tin Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho biết việc phóng vệ tinh Chollian diễn ra thành công sau khi phải trì hoãn hai ngày vì một vài trục trặc kỹ thuật nhỏ. 32 phút sau khi được phóng từ mặt đất, vệ tinh Cholian đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy Ariana 5-ECA và sáu phút sau đó Trung tâm mặt đất Dongara ở Australia đã liên lạc được với vệ tinh.
Theo Bộ này, việc Trung tâm Dongara thiết lập được liên lạc với vệ tinh Chollian cho thấy vệ tinh đã đi vào đúng quỹ đạo dự tính; đồng thời các thiết bị lắp đặt trên vệ tinh cũng đã vận hành bình thường. Trong những ngày tới Chollian sẽ tiếp sóng với các trạm mặt đất ở Hawai, Italy, Chile, và dự kiến sau 10 ngày nữa có thể tiếp sóng với Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Hàn Quốc.
Khoảng 30 chuyên gia Hàn Quốc và Pháp đang tiếp tục theo dõi các thông số của vệ tinh Chollian. Sau khi vào quỹ đạo ổn định ở độ cao 36.000 km, vệ tinh sẽ tiến hành các thử nghiệm và thu thập dữ liệu về viễn thông, khí tượng biển. Chollian có thể phục vụ các dịch vụ thời tiết từ cuối tháng 12 tới.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Kim Young-shik khẳng định, sự kiện phóng thành công vệ tinh Chollian đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Hàn Quốc, phục vụ hiệu quả cuộc sống của con người.
Với kinh phí dự án khoảng 295,4 triệu USD, vệ tinh Chollian nặng 2.460 kg do Viện nghiên cứu và phát triển Đại dương của Hàn Quốc thiết kế chính, được xây dựng với sự trợ giúp của Trung tâm vũ trụ EADS Astrium (Pháp).
Đây là vệ tinh địa tĩnh thám hiểm đại dương đầu tiên của Hàn Quốc, cung cấp các số liệu định kỳ và cập nhật về các biến động của thủy triều, nhiệt độ đại đương và các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu./.
(TTXVN/Vietnam+)