Trung Quốc ngày 12/10 cho biết vệ tinh thăm dò Mặt Trăng Thường Nga-2 của Trung Quốc có đủ nhiên liệu để quay về Trái Đất.
Thường Nga-2 đã được một tên lửa đẩy đưa vào quỹ đạo của Mặt Trăng và chỉ điều chỉnh hoạt động một lần khi chuyển đổi từ quỹ đạo Trái Đất sang quỹ đạo Mặt Trăng, nên vệ tinh vẫn còn một lượng lớn nhiên liệu sau khi thực hiện sứ mệnh này.
Đó là lời khẳng định của ông Chu Kiến Lượng - phó Chủ nhiệm thiết kế hệ thống khảo sát Chương trình thám hiểm Mặt Trăng thuộc Trung tâm Điều hành Không gian Bắc Kinh (BACC).
Ông Chu cho biết Thường Nga-2 có ba "số phận" sau khi hoàn thành sứ mệnh kéo dài 6 tháng của mình, đó là đậu lên Mặt Trăng, bay ra ngoài không gian hoặc trở về Trái Đất.
Sứ mệnh của Thường Nga-2 sẽ được định đoạt dựa vào tình trạng của nó vào thời điểm sứ mệnh trên kết thúc.
Theo tính toán, vệ tinh Thường Nga-2 sẽ kết thúc hành trình và đi vào quỹ đạo ở độ cao 100km so với bề mặt Mặt Trăng.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-3 đã đưa vệ tinh Thường Nga-2 rời bệ phóng đặt tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc hôm 1/10.
Thường Nga-2 có nhiệm vụ phân tích bề mặt, môi trường xung quanh Mặt trăng và chụp ảnh khu vực tàu vũ trụ Thường Nga-3 và Thường Nga-4 của Trung Quốc dự kiến đáp xuống Mặt Trăng trong tương lai.
Việc phóng vệ tinh Thường Nga-2 nằm trong lộ trình ba bước khám phá Mặt Trăng của Trung Quốc. Trước đó năm 2007, Trung Quốc đã phóng vệ tinh thăm dò Mặt Trăng đầu tiên mang tên Thường Nga-1.
Theo kế hoạch, năm 2013, nước này sẽ phóng tàu Thường Nga-3, đáp xuống bề mặt Mặt Trăng và tới năm 2017 sẽ lấy được một mẫu đá trên Mặt Trăng mang về Trái Đất./.
Thường Nga-2 đã được một tên lửa đẩy đưa vào quỹ đạo của Mặt Trăng và chỉ điều chỉnh hoạt động một lần khi chuyển đổi từ quỹ đạo Trái Đất sang quỹ đạo Mặt Trăng, nên vệ tinh vẫn còn một lượng lớn nhiên liệu sau khi thực hiện sứ mệnh này.
Đó là lời khẳng định của ông Chu Kiến Lượng - phó Chủ nhiệm thiết kế hệ thống khảo sát Chương trình thám hiểm Mặt Trăng thuộc Trung tâm Điều hành Không gian Bắc Kinh (BACC).
Ông Chu cho biết Thường Nga-2 có ba "số phận" sau khi hoàn thành sứ mệnh kéo dài 6 tháng của mình, đó là đậu lên Mặt Trăng, bay ra ngoài không gian hoặc trở về Trái Đất.
Sứ mệnh của Thường Nga-2 sẽ được định đoạt dựa vào tình trạng của nó vào thời điểm sứ mệnh trên kết thúc.
Theo tính toán, vệ tinh Thường Nga-2 sẽ kết thúc hành trình và đi vào quỹ đạo ở độ cao 100km so với bề mặt Mặt Trăng.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-3 đã đưa vệ tinh Thường Nga-2 rời bệ phóng đặt tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc hôm 1/10.
Thường Nga-2 có nhiệm vụ phân tích bề mặt, môi trường xung quanh Mặt trăng và chụp ảnh khu vực tàu vũ trụ Thường Nga-3 và Thường Nga-4 của Trung Quốc dự kiến đáp xuống Mặt Trăng trong tương lai.
Việc phóng vệ tinh Thường Nga-2 nằm trong lộ trình ba bước khám phá Mặt Trăng của Trung Quốc. Trước đó năm 2007, Trung Quốc đã phóng vệ tinh thăm dò Mặt Trăng đầu tiên mang tên Thường Nga-1.
Theo kế hoạch, năm 2013, nước này sẽ phóng tàu Thường Nga-3, đáp xuống bề mặt Mặt Trăng và tới năm 2017 sẽ lấy được một mẫu đá trên Mặt Trăng mang về Trái Đất./.
(TTXVN/Vietnam+)