Người đàn ông tuổi ngoài 30 cứ ôm mặt khóc nức nở như đứa trẻ. Và, khi cả gương mặt nhòe đi vì nước mắt, anh vẫn chẳng thể tin cô con gái xinh xắn, học giỏi của mình đã mãi mãi ra đi. “Cả nhà đã hứa sẽ tổ chức sinh nhật cho cháu vào buổi tối, nhưng rồi cháu đi chẳng về nữa...,” anh Trần Xuân Hòa (Mê Linh, Hà Nội) khóc òa khi nhớ về buổi trưa ngày 2/9 nghiệt ngã.
Nước mắt thôn Tráng Việt
Câu chuyện của Hòa kể về con gái cứ bị đứt quãng vì những tiếng nấc nghẹn của người đàn ông gầy gò. Cháu Trần Thị Kim Liên, con gái anh vốn là học sinh giỏi cấp huyện suốt 5 năm tiểu học. Suốt những năm cấp 1, tường nhà anh Hòa lúc nào cũng treo kín bằng khen vì thành tích học tập ở lớp và đi thi học sinh giỏi của bé Liên. Lên lớp 6, Liên cũng được xếp vào lớp chọn của trường.
Nhưng rồi, chỉ một chốc, cô con gái giỏi giang của anh bỗng bỏ hai vợ chồng anh Hòa mà đi. Người đàn ông trong anh Hòa cũng chẳng thể giúp anh cứng rắn trong những ngày như thế. Xấp giấy khen của cháu Liên, anh phải cất biệt, chẳng dám để lại cái nào vì mỗi lần xem là một lần anh lại chẳng thể cầm lòng.
Đến tận bây giờ, trong đầu anh Hòa vẫn tự đặt ra hàng trăm câu hỏi vẩn vơ. Rằng, vì sao cháu nhà anh lại cùng đám bạn ra con lạch hoang vắng ấy hay ở nơi xa lắm kia, không biết cháu có buồn không khi mọi người không kịp tổ chức sinh nhật cho cháu.
Không khí u buồn ấy cũng khiến cả thôn Tráng Việt chìm sâu trong nỗi đau mất người thân. Người ta xót xa cho đứa bé nhà anh Hòa học giỏi, nết na, nhưng cũng thắt lòng khi chứng kiến gia cảnh nhà anh Nguyễn Văn Minh những ngày vừa rồi.
Cháu Nguyễn Thị Huệ, con anh Minh cũng là một trong 6 đứa trẻ tội nghiệp trưa hôm 2/9. Và, mọi người trong thôn đều biết, mới 11 tuổi nhưng cô bé Huệ đã phải gánh vác trách nhiệm không kém bố mẹ. Người con đầu của nhà anh Minh vốn có bệnh về não từ nhỏ. 17 năm rồi, con anh chỉ nằm bất động một chỗ. Mọi sinh hoạt đều phải nhờ người thân chăm sóc. Thế nên, Huệ bỗng trở thành chị lớn trong gia đình có tới 6 người con, việc trong nhà đều ít nhiều đến tay Huệ cả.
Gia đình anh Minh vốn thuần nông. Cả hai vợ chồng làm cật lực giỏi lắm cũng chỉ được hơn 2 triệu/tháng. Lo cho 8 miệng ăn thường ngày cũng đã khiến hai vợ chồng liêu xiêu. Nếu không có họ hàng, xóm giềng, chưa chắc vợ chồng anh đã trụ vững đến hôm nay.
Lại thêm chị Hạnh, vợ anh Minh kể từ hôm mất con bỗng chuyển tính, mấy hôm chẳng chịu ăn uống gì, cứ tỉnh táo được một lát lại khóc ngất đi. Anh Minh thương vợ nhưng cũng chẳng biết làm gì. Vì đến bản thân mình, anh cũng thất thần, chả lo liệu được gì. Chuyện ma chay đều nhờ một tay anh em trong nhà giúp đỡ cả.
Nhắc về chuyện học của con gái, anh Minh tự hào bảo, cháu là học sinh giỏi, được học lớp chọn từ những năm cấp 1. Lớp 4, cháu còn được chọn đi thi kỳ thi học sinh giỏi Trạng nguyên trẻ tuổi của huyện.
“Mấy hôm trước, lũ trẻ con tíu tít chuẩn bị khai giảng, thế mà nay....,” anh Minh thở dài khi mắt đã hoe đỏ.
Và những chuyện... giá như
Dắt chúng tôi ra khúc lạch nơi 6 đứa trẻ từng chơi đùa hôm 2/9, chị Trần Thị Nguyệt, cô cháu Huệ đau xót vì nếu là vài năm trước đây thì tai họa đã chẳng ập đến thôn Tráng Việt như thế.
Cách đây vài năm, khúc lạch phía sau nhà chị vẫn có đường đi đàng hoàng. Nhưng rồi, con đường cứ ngày một xấu đi. Nước sông ngoạm dần con đường khiến cả một khu vực rộng lớn xuống cấp trầm trọng. Dần dần, chẳng ai dám bén mảng tới khu vực này vì gạch đá lởm chởm, trơn tuột. Cả một thửa đất dài hơn trăm mét cũng thành khu vực chết, cỏ cây mọc um tùm.
Và cũng chính vì sự hoang vắng ấy mà tiếng kêu cứu của những đứa trẻ ở dưới lạch bỗng trở nên vô nghĩa. Chúng phải bò qua con đường lởm chởm để chạy đi tìm người lớn khi mọi việc đã muộn.
“Giá như con đường được nâng cấp kịp thời như lời để nghị của người dân thì có khi đã chẳng xảy ra sự việc như thế,” chị Nguyệt xót xa.
Nói về con đường xuống cấp của thôn, ông Nguyễn Văn Khơ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tráng Việt cũng đau xót không kém. Tuy nhiên, theo ông Khơ, con đường qua khu vực này thuộc Dự án kè xã Tráng Việt được thi công từ năm 2009. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn về địa hình vì đây là khu vực sạt lở nhiều nên tiến độ thi công vẫn chậm.
“Nếu con đường được hoàn chỉnh thì có lẽ đã hạn chế được nhiều việc đáng tiếc,” ông Khơ nói.
Tuy nhiên, theo ông chủ tịch xã, sự việc vừa rồi cũng là lời cảnh báo cho gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục. Nếu trong chương trình học có dạy các em cách sơ cứu hay bơi lội thì các em hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình hay giúp đỡ những bạn khác. Điều này, theo ông, hoàn toàn có thể làm được nếu có sự tập trung của cả gia đình và các cơ quan chức năng.
Nước mắt đã rơi trên miền quê bình yên Tráng Việt. Và cũng không phải là lần đầu tiên người ta nghe tới cụm từ “tiếng chuông cảnh báo” sau mỗi vụ trẻ em bị chết đuối./.
Nước mắt thôn Tráng Việt
Câu chuyện của Hòa kể về con gái cứ bị đứt quãng vì những tiếng nấc nghẹn của người đàn ông gầy gò. Cháu Trần Thị Kim Liên, con gái anh vốn là học sinh giỏi cấp huyện suốt 5 năm tiểu học. Suốt những năm cấp 1, tường nhà anh Hòa lúc nào cũng treo kín bằng khen vì thành tích học tập ở lớp và đi thi học sinh giỏi của bé Liên. Lên lớp 6, Liên cũng được xếp vào lớp chọn của trường.
Nhưng rồi, chỉ một chốc, cô con gái giỏi giang của anh bỗng bỏ hai vợ chồng anh Hòa mà đi. Người đàn ông trong anh Hòa cũng chẳng thể giúp anh cứng rắn trong những ngày như thế. Xấp giấy khen của cháu Liên, anh phải cất biệt, chẳng dám để lại cái nào vì mỗi lần xem là một lần anh lại chẳng thể cầm lòng.
Đến tận bây giờ, trong đầu anh Hòa vẫn tự đặt ra hàng trăm câu hỏi vẩn vơ. Rằng, vì sao cháu nhà anh lại cùng đám bạn ra con lạch hoang vắng ấy hay ở nơi xa lắm kia, không biết cháu có buồn không khi mọi người không kịp tổ chức sinh nhật cho cháu.
Không khí u buồn ấy cũng khiến cả thôn Tráng Việt chìm sâu trong nỗi đau mất người thân. Người ta xót xa cho đứa bé nhà anh Hòa học giỏi, nết na, nhưng cũng thắt lòng khi chứng kiến gia cảnh nhà anh Nguyễn Văn Minh những ngày vừa rồi.
Cháu Nguyễn Thị Huệ, con anh Minh cũng là một trong 6 đứa trẻ tội nghiệp trưa hôm 2/9. Và, mọi người trong thôn đều biết, mới 11 tuổi nhưng cô bé Huệ đã phải gánh vác trách nhiệm không kém bố mẹ. Người con đầu của nhà anh Minh vốn có bệnh về não từ nhỏ. 17 năm rồi, con anh chỉ nằm bất động một chỗ. Mọi sinh hoạt đều phải nhờ người thân chăm sóc. Thế nên, Huệ bỗng trở thành chị lớn trong gia đình có tới 6 người con, việc trong nhà đều ít nhiều đến tay Huệ cả.
Gia đình anh Minh vốn thuần nông. Cả hai vợ chồng làm cật lực giỏi lắm cũng chỉ được hơn 2 triệu/tháng. Lo cho 8 miệng ăn thường ngày cũng đã khiến hai vợ chồng liêu xiêu. Nếu không có họ hàng, xóm giềng, chưa chắc vợ chồng anh đã trụ vững đến hôm nay.
Lại thêm chị Hạnh, vợ anh Minh kể từ hôm mất con bỗng chuyển tính, mấy hôm chẳng chịu ăn uống gì, cứ tỉnh táo được một lát lại khóc ngất đi. Anh Minh thương vợ nhưng cũng chẳng biết làm gì. Vì đến bản thân mình, anh cũng thất thần, chả lo liệu được gì. Chuyện ma chay đều nhờ một tay anh em trong nhà giúp đỡ cả.
Nhắc về chuyện học của con gái, anh Minh tự hào bảo, cháu là học sinh giỏi, được học lớp chọn từ những năm cấp 1. Lớp 4, cháu còn được chọn đi thi kỳ thi học sinh giỏi Trạng nguyên trẻ tuổi của huyện.
“Mấy hôm trước, lũ trẻ con tíu tít chuẩn bị khai giảng, thế mà nay....,” anh Minh thở dài khi mắt đã hoe đỏ.
Và những chuyện... giá như
Dắt chúng tôi ra khúc lạch nơi 6 đứa trẻ từng chơi đùa hôm 2/9, chị Trần Thị Nguyệt, cô cháu Huệ đau xót vì nếu là vài năm trước đây thì tai họa đã chẳng ập đến thôn Tráng Việt như thế.
Cách đây vài năm, khúc lạch phía sau nhà chị vẫn có đường đi đàng hoàng. Nhưng rồi, con đường cứ ngày một xấu đi. Nước sông ngoạm dần con đường khiến cả một khu vực rộng lớn xuống cấp trầm trọng. Dần dần, chẳng ai dám bén mảng tới khu vực này vì gạch đá lởm chởm, trơn tuột. Cả một thửa đất dài hơn trăm mét cũng thành khu vực chết, cỏ cây mọc um tùm.
Và cũng chính vì sự hoang vắng ấy mà tiếng kêu cứu của những đứa trẻ ở dưới lạch bỗng trở nên vô nghĩa. Chúng phải bò qua con đường lởm chởm để chạy đi tìm người lớn khi mọi việc đã muộn.
“Giá như con đường được nâng cấp kịp thời như lời để nghị của người dân thì có khi đã chẳng xảy ra sự việc như thế,” chị Nguyệt xót xa.
Nói về con đường xuống cấp của thôn, ông Nguyễn Văn Khơ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tráng Việt cũng đau xót không kém. Tuy nhiên, theo ông Khơ, con đường qua khu vực này thuộc Dự án kè xã Tráng Việt được thi công từ năm 2009. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn về địa hình vì đây là khu vực sạt lở nhiều nên tiến độ thi công vẫn chậm.
“Nếu con đường được hoàn chỉnh thì có lẽ đã hạn chế được nhiều việc đáng tiếc,” ông Khơ nói.
Tuy nhiên, theo ông chủ tịch xã, sự việc vừa rồi cũng là lời cảnh báo cho gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục. Nếu trong chương trình học có dạy các em cách sơ cứu hay bơi lội thì các em hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình hay giúp đỡ những bạn khác. Điều này, theo ông, hoàn toàn có thể làm được nếu có sự tập trung của cả gia đình và các cơ quan chức năng.
Nước mắt đã rơi trên miền quê bình yên Tráng Việt. Và cũng không phải là lần đầu tiên người ta nghe tới cụm từ “tiếng chuông cảnh báo” sau mỗi vụ trẻ em bị chết đuối./.
Xuân Dũng (Vietnam+)