Sáng 27/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2010.
Bên lề phiên họp, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi với phóng viên về vấn đề nợ quốc gia.
- Xin Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đánh giá vấn đề nợ quốc gia như thế nào?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, bởi nợ quốc gia không chỉ là quốc gia đó nợ mà là thị trường hóa trên thị trường tài chính quốc tế. Tất cả trái phiếu phát hành ra đều do các tổ chức tài chính trung gian mua vào nên ảnh hưởng không chỉ tới kinh tế của các nước đó mà còn ảnh hưởng cả tới thị trường tài chính tiền tệ khu vực và toàn cầu.
Chủ trương giải quyết vấn đề nợ quốc gia của ta từ lâu đã đưa ra một hệ số an toàn, chiếm khoảng 50% GDP trong khi các nước có thể chiếm 100% hoặc lớn hơn 100% GDP.
Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nguồn vốn vay đầu tư phát triển (ODA) và đây là khoản hoàn toàn trả nợ được khi đất nước phát triển bởi thời gian vay thường là 30 đến 40 năm.
Việt Nam chuyển từ một nước kém phát triển sang một nước bắt đầu phát triển ở mức trung bình thấp nên có thể bắt đầu vay một số khoản đề đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo... những khoản đầu tư này chưa đem lại ICOR ngay nên phải tính một tỷ lệ phù hợp.
Hiện Chính phủ đang tính toán để xây dựng một chiến lược mới, trong giai đoạn trung bình thì mức an toàn nợ quốc gia bao nhiêu là mức hợp lý. Đây là vấn đề phụ thuộc vào việc đất nước trong 10 năm tới, 20 năm tới sẽ phát triển với tốc độ nào, có bền vững không.
- Việt Nam đang thực hiện rất nhiều dự án lớn, vấn đề này sẽ giải quyết thế nào?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Như tôi đã nêu ở trên, các khoản vay của nước ta chủ yếu là từ nguồn ODA, trong đó có những khoản tài trợ không hoàn lại hoặc lãi thấp. Đây là nguồn vốn cần tranh thủ để đầu tư phát triển. Còn các khoản vay khác thì chuyển dần sang khoản đầu tư nhưng đi vay 100% để đầu tư thì cũng không có lợi. Cho nên cơ cấu của đầu tư trong tương lai cũng phải tính.
- Theo Phó Thủ tướng, một tỷ lệ dư nợ mới bao nhiêu thì phù hợp?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Trong giai đoạn nền kinh tế thấp thì khoảng 50% GDP là phù hợp nhưng thời gian tới phụ thuộc vào khả năng phát triển trong trung hạn và dài hạn. Tức là phát triển thì khả năng trả nợ lớn hơn có thể vay cao hơn. Còn cao hơn bao nhiều thì phải tính. Nếu mình không lên một bài toán chiến lược tổng thể, tầm nhìn dài hạn thì lúc phải trả nợ mà không trả được sẽ rất nguy kịch.
- Kế hoạch của Chính phủ trong thời gian tới như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Chính sách tiền tệ phải thận trọng, linh hoạt và hợp lý để đảm bảo mục tiêu kép, vừa tăng trưởng được, nếu không tăng trưởng thì mọi việc không giải quyết được, nhưng tăng trưởng mà lại để lạm phát cao, các cân đối vĩ mô không ổn thì nó trở lại là con dao hai lưỡi đập lại tăng trưởng. Vì thế chúng ta phải điều hành thận trọng, linh hoạt. Mục tiêu trước mắt là lãi suất tín dụng phải hạ xuống để vừa đảm bảo cung ứng vốn cho doanh nghiệp vừa bảo đảm là doanh nghiệp chịu được lãi suất đó. Thứ hai, tỷ lệ, tỷ trọng của việc cung ứng tiền bạc ra lưu thông phải ở mức hợp lý, tức là thấp hơn năm ngoái.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng./.
Bên lề phiên họp, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi với phóng viên về vấn đề nợ quốc gia.
- Xin Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đánh giá vấn đề nợ quốc gia như thế nào?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, bởi nợ quốc gia không chỉ là quốc gia đó nợ mà là thị trường hóa trên thị trường tài chính quốc tế. Tất cả trái phiếu phát hành ra đều do các tổ chức tài chính trung gian mua vào nên ảnh hưởng không chỉ tới kinh tế của các nước đó mà còn ảnh hưởng cả tới thị trường tài chính tiền tệ khu vực và toàn cầu.
Chủ trương giải quyết vấn đề nợ quốc gia của ta từ lâu đã đưa ra một hệ số an toàn, chiếm khoảng 50% GDP trong khi các nước có thể chiếm 100% hoặc lớn hơn 100% GDP.
Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nguồn vốn vay đầu tư phát triển (ODA) và đây là khoản hoàn toàn trả nợ được khi đất nước phát triển bởi thời gian vay thường là 30 đến 40 năm.
Việt Nam chuyển từ một nước kém phát triển sang một nước bắt đầu phát triển ở mức trung bình thấp nên có thể bắt đầu vay một số khoản đề đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo... những khoản đầu tư này chưa đem lại ICOR ngay nên phải tính một tỷ lệ phù hợp.
Hiện Chính phủ đang tính toán để xây dựng một chiến lược mới, trong giai đoạn trung bình thì mức an toàn nợ quốc gia bao nhiêu là mức hợp lý. Đây là vấn đề phụ thuộc vào việc đất nước trong 10 năm tới, 20 năm tới sẽ phát triển với tốc độ nào, có bền vững không.
- Việt Nam đang thực hiện rất nhiều dự án lớn, vấn đề này sẽ giải quyết thế nào?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Như tôi đã nêu ở trên, các khoản vay của nước ta chủ yếu là từ nguồn ODA, trong đó có những khoản tài trợ không hoàn lại hoặc lãi thấp. Đây là nguồn vốn cần tranh thủ để đầu tư phát triển. Còn các khoản vay khác thì chuyển dần sang khoản đầu tư nhưng đi vay 100% để đầu tư thì cũng không có lợi. Cho nên cơ cấu của đầu tư trong tương lai cũng phải tính.
- Theo Phó Thủ tướng, một tỷ lệ dư nợ mới bao nhiêu thì phù hợp?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Trong giai đoạn nền kinh tế thấp thì khoảng 50% GDP là phù hợp nhưng thời gian tới phụ thuộc vào khả năng phát triển trong trung hạn và dài hạn. Tức là phát triển thì khả năng trả nợ lớn hơn có thể vay cao hơn. Còn cao hơn bao nhiều thì phải tính. Nếu mình không lên một bài toán chiến lược tổng thể, tầm nhìn dài hạn thì lúc phải trả nợ mà không trả được sẽ rất nguy kịch.
- Kế hoạch của Chính phủ trong thời gian tới như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Chính sách tiền tệ phải thận trọng, linh hoạt và hợp lý để đảm bảo mục tiêu kép, vừa tăng trưởng được, nếu không tăng trưởng thì mọi việc không giải quyết được, nhưng tăng trưởng mà lại để lạm phát cao, các cân đối vĩ mô không ổn thì nó trở lại là con dao hai lưỡi đập lại tăng trưởng. Vì thế chúng ta phải điều hành thận trọng, linh hoạt. Mục tiêu trước mắt là lãi suất tín dụng phải hạ xuống để vừa đảm bảo cung ứng vốn cho doanh nghiệp vừa bảo đảm là doanh nghiệp chịu được lãi suất đó. Thứ hai, tỷ lệ, tỷ trọng của việc cung ứng tiền bạc ra lưu thông phải ở mức hợp lý, tức là thấp hơn năm ngoái.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)