Ngày 8/11, tại Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị vật lý toàn quốc lần thứ VII, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh ngành vật lý cần xây dựng chính sách đãi ngộ đối sinh viên của ngành để có thể đào tạo được nhiều hơn những nhà vật lý giỏi cho Quốc gia.
Đặc biệt, trong thời gian tới ngành vật lý Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng đối tác chiến lược để mở rộng việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm... Ngành vật lý Việt Nam cần hướng tới việc mở rộng hoạt động vật lý ra các lĩnh vực khác như toán học, sinh học, địa chất, điện tử, tin học.
Hội nghị vật lý toàn quốc lần thứ VII do Hội Vật lý Việt Nam tổ chức với sự có mặt của đông đảo các nhà khoa học vật lý hàng đầu của Việt Nam, cùng nhiều nhà quản lý, giáo dục, các nghiên cứu sinh, sinh viên ngành vật lý đang theo học ở các trường đại học.
Đặc biệt, trong thời gian tới ngành vật lý Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng đối tác chiến lược để mở rộng việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm... Ngành vật lý Việt Nam cần hướng tới việc mở rộng hoạt động vật lý ra các lĩnh vực khác như toán học, sinh học, địa chất, điện tử, tin học.
Hội nghị vật lý toàn quốc lần thứ VII do Hội Vật lý Việt Nam tổ chức với sự có mặt của đông đảo các nhà khoa học vật lý hàng đầu của Việt Nam, cùng nhiều nhà quản lý, giáo dục, các nghiên cứu sinh, sinh viên ngành vật lý đang theo học ở các trường đại học.
Trong thời gian qua, những thành tựu của ngành vật lý Việt Nam đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, quan trắc môi trường... Đặc biệt đến nay ở Việt Nam, nhiều bệnh viện lớn đã được đầu tư để trang bị những thiết bị hiện đại hoạt động trên cơ sở nguyên lý là những thành tựu mới của vật lý như: siêu âm, chụp tia X cắt lớp, cộng hưởng từ, sử dụng laser và đồng vị phóng xạ ngắn ngày...
Chiến lược phát triển vật lý Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trung chủ yếu vào tăng cường ứng dụng các phương pháp và thiết bị vật lý hiện đại trong y tế; mở rộng nghiên cứu và ứng dụng đồng vị phóng xạ trong y tế và sản xuất; nghiên cứu chế tạo và sử dụng các thiết bị cảm biến, lắp đặt thành các hệ tự động cảnh báo ô nhiễm môi trường nước; góp phần phát triển các nguồn năng lượng xanh; đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân; phát triển các phương pháp địa vật lý nghiên cứu cấu trúc đại chất và thăm dò khoáng sản nằm sâu dưới đất; đào tạo nhân lực với số lượng và trình độ đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp điện tử và công nghiệp công nghệ thông tin./.
Chiến lược phát triển vật lý Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trung chủ yếu vào tăng cường ứng dụng các phương pháp và thiết bị vật lý hiện đại trong y tế; mở rộng nghiên cứu và ứng dụng đồng vị phóng xạ trong y tế và sản xuất; nghiên cứu chế tạo và sử dụng các thiết bị cảm biến, lắp đặt thành các hệ tự động cảnh báo ô nhiễm môi trường nước; góp phần phát triển các nguồn năng lượng xanh; đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân; phát triển các phương pháp địa vật lý nghiên cứu cấu trúc đại chất và thăm dò khoáng sản nằm sâu dưới đất; đào tạo nhân lực với số lượng và trình độ đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp điện tử và công nghiệp công nghệ thông tin./.
Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)