Theo Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, EU với 27 nước là thị trường rộng lớn, có nhiều triển vọng cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản...
Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2011 dù thị trường gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu hàng của Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt 13,7 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2010 và vượt cả năm 2010 gần 2,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để vào thị trường này cũng rất khắt khe. Đặc biệt từ năm 2012 trở đi, Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục ban hành những quy định mới trong thương mại theo hướng siết chặt hơn ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển, gắn ưu đãi với việc thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền, lao động và môi trường... nhằm bảo đảm cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng cũng như những chính sách bảo hộ trong nội khối.
Bên lề hội nghị Tham tán Thương mại 2011 do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn nhanh một số đại biểu xung quanh vấn đề này.
Ông Trần Trung Thực, tham tán Việt Nam rại EU và Bỉ: Mặc dù khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước trong khối EU nhưng trong khó khăn thì vẫn có thuận lợi. Hiện nhiều nước đang hướng đầu tư và thu hút đầu tư từ các thị trường có mức tăng trưởng ổn định, đặc biệt là Trung Quốc và ASEAN.
Biện pháp chống bán phá giá của EU đối với Việt Nam gần như đã chấm dứt, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng vào chất lượng các mặt hàng như: cá basa cá tra...
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán Việt Nam tại Pháp: Hiện Pháp và một số thành viên khác trong EU vẫn chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nên xuất khẩu của hai nước vẫn gặp những khó khăn nhất định. Ngoài ra, sản phẩm của Pháp có chất lượng rất tốt, nhưng giả cả lại rất cao với khả năng thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, vì cơ cấu sản phẩm hàng xuất khẩu tiêu dùng sang Pháp rất cao, người Pháp và người châu Âu có thể cắt giảm chi tiêu hàng tiêu dùng cao cấp, nhưng đồ tiêu dùng thiết yếu vẫn không suy giảm.
Những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở Pháp hiện nay của Việt Nam là hàng dệt may, giày dép, hạt điều, hạt tiêu... nhưng phải lưu ý trong vấn đề an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản, tránh để các yếu tốt bất lợi gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần lưu ý đến việc khủng hoảng kinh tế và việc cải cách hệ thống Ngân hàng ở Pháp, điều này khiến nhiều doanh nghiệp phá sản và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thận trọng khi thanh toán và hạn chế việc giao hàng trước, cụ thể là phải yêu cầu thanh toán bằng L/C để đảm bảo hợp đồng được thực hiện, giảm thiểu những tranh chấp có thể xảy ra.
Ông An Thế Dũng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Anh: Anh là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là nhà đầu tư lớn thứ 3 ở châu Âu vào Việt Nam, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2011 thương mại hai chiều Việt Nam-Anh đã đạt 1.188 triệu bảng Anh.
Vượt qua tiêu chuẩn thị trường rất khắt khe, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước đặt chân và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này như: Giầy dép, hàng may mặc, đồ gỗ, thiết bị điện tử, viễn thông, cà phê, ca cao và hàng thủy sản...
Tuy nhiên, có 3 gợi ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại thị trường này. Thứ nhất, cần phải có thông tin về đối tác, hiểu rõ thị trường cần cái gì. Muốn vậy, con đường tốt nhất là doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, các chương trình Xúc tiến thương mại và đầu tư để tăng cường sự hiểu biết với nhau. Thứ hai, để duy trì và phát triển kinh doanh thì yếu tố chất lượng đóng vai trò quyết định. Đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản. Thứ ba là phải chuẩn bị thật tốt về nguồn lực, liên kết sản xuất để đáp ứng hợp đồng lớn và xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh lâu dài.
Ông Vũ Minh Quang, Tham tán Việt Nam tại Liên bang Nga: Trong năm 2012 dự kiến sẽ có những đột phá rất lớn, nếu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu sang Nga đạt 1,5 tỷ USD thì có thể đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2012.
Hiện Việt Nam và Liên bang Nga đã ký được những thỏa thuận chiến lược như năng lượng, dầu khí và thương mại.
Cụ thể, về Thương mại thì hai bên đã đàm phán được vấn đề thương mại tự do (FTA), còn trong lĩnh vực năng lượng hai bên đã thống nhất về dự án năng lượng hạt nhân và đã ký được hiệp định về cung cấp vốn cho dự án này. Vấn đề dầu khí thì Việt Nam đã lập liên doanh khai thác dầu khí tại Nga và sản lượng dự kiến đạt 1,5 triệu tấn trong năm 2011 và nâng lên 3 triệu tấn vào năm 2012 và 5 triệu tấn vào năm 2015.
Năm 2012, Nga sẽ gia nhập WTO thì thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam vào Nga sẽ giảm từ 3%-50%, đây là con số rất lớn và đồng thời Nga cũng công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường là thuận lợi rất lớn để hàng hóa của Việt Nam vào Nga.
Những hàng hóa thuận lợi vào Nga bao gồm: hàng nông sản thực phẩm đặc biệt là cá ba sa, hàng hải sản, và một số mặt hàng điện tử...
Hiện kinh tế chợ ở Nga là quá lạc hậu, việc giải tán chợ như kiểu chợ Vòm là bình thường vì hướng kinh doanh hiện đại vẫn là siêu thị và Trung tâm thương mại, còn hiện nay một thế mạnh đối với người Việt Nam là việc lập các Xưởng sản xuất hang may mặc là hướng kinh doanh rất tốt và tránh được thuế cao.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nga hoàn toàn không có sự ràng buộc gì nhưng vấn đề ở đây là có cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... nhất là vấn đề về chất lượng, mẫu mã và giá cả...
Bên cạnh đó, cần lưu ý đến hệ thống pháp luật ở Nga còn chưa chặt chẽ, do Nga chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường. Do vậy, thị trường cũng khá rủi ro nên trong ký hợp đồng cần làm rõ phương thức thanh toán, cũng như việc chọn bạn hàng phải đáng tin cậy, với những thương vụ lớn cần phải có sự thông tin của các thương vụ./.
Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2011 dù thị trường gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu hàng của Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt 13,7 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2010 và vượt cả năm 2010 gần 2,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để vào thị trường này cũng rất khắt khe. Đặc biệt từ năm 2012 trở đi, Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục ban hành những quy định mới trong thương mại theo hướng siết chặt hơn ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển, gắn ưu đãi với việc thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền, lao động và môi trường... nhằm bảo đảm cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng cũng như những chính sách bảo hộ trong nội khối.
Bên lề hội nghị Tham tán Thương mại 2011 do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn nhanh một số đại biểu xung quanh vấn đề này.
Ông Trần Trung Thực, tham tán Việt Nam rại EU và Bỉ: Mặc dù khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước trong khối EU nhưng trong khó khăn thì vẫn có thuận lợi. Hiện nhiều nước đang hướng đầu tư và thu hút đầu tư từ các thị trường có mức tăng trưởng ổn định, đặc biệt là Trung Quốc và ASEAN.
Biện pháp chống bán phá giá của EU đối với Việt Nam gần như đã chấm dứt, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng vào chất lượng các mặt hàng như: cá basa cá tra...
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán Việt Nam tại Pháp: Hiện Pháp và một số thành viên khác trong EU vẫn chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nên xuất khẩu của hai nước vẫn gặp những khó khăn nhất định. Ngoài ra, sản phẩm của Pháp có chất lượng rất tốt, nhưng giả cả lại rất cao với khả năng thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, vì cơ cấu sản phẩm hàng xuất khẩu tiêu dùng sang Pháp rất cao, người Pháp và người châu Âu có thể cắt giảm chi tiêu hàng tiêu dùng cao cấp, nhưng đồ tiêu dùng thiết yếu vẫn không suy giảm.
Những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở Pháp hiện nay của Việt Nam là hàng dệt may, giày dép, hạt điều, hạt tiêu... nhưng phải lưu ý trong vấn đề an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản, tránh để các yếu tốt bất lợi gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần lưu ý đến việc khủng hoảng kinh tế và việc cải cách hệ thống Ngân hàng ở Pháp, điều này khiến nhiều doanh nghiệp phá sản và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thận trọng khi thanh toán và hạn chế việc giao hàng trước, cụ thể là phải yêu cầu thanh toán bằng L/C để đảm bảo hợp đồng được thực hiện, giảm thiểu những tranh chấp có thể xảy ra.
Ông An Thế Dũng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Anh: Anh là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là nhà đầu tư lớn thứ 3 ở châu Âu vào Việt Nam, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2011 thương mại hai chiều Việt Nam-Anh đã đạt 1.188 triệu bảng Anh.
Vượt qua tiêu chuẩn thị trường rất khắt khe, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước đặt chân và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này như: Giầy dép, hàng may mặc, đồ gỗ, thiết bị điện tử, viễn thông, cà phê, ca cao và hàng thủy sản...
Tuy nhiên, có 3 gợi ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại thị trường này. Thứ nhất, cần phải có thông tin về đối tác, hiểu rõ thị trường cần cái gì. Muốn vậy, con đường tốt nhất là doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, các chương trình Xúc tiến thương mại và đầu tư để tăng cường sự hiểu biết với nhau. Thứ hai, để duy trì và phát triển kinh doanh thì yếu tố chất lượng đóng vai trò quyết định. Đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản. Thứ ba là phải chuẩn bị thật tốt về nguồn lực, liên kết sản xuất để đáp ứng hợp đồng lớn và xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh lâu dài.
Ông Vũ Minh Quang, Tham tán Việt Nam tại Liên bang Nga: Trong năm 2012 dự kiến sẽ có những đột phá rất lớn, nếu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu sang Nga đạt 1,5 tỷ USD thì có thể đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2012.
Hiện Việt Nam và Liên bang Nga đã ký được những thỏa thuận chiến lược như năng lượng, dầu khí và thương mại.
Cụ thể, về Thương mại thì hai bên đã đàm phán được vấn đề thương mại tự do (FTA), còn trong lĩnh vực năng lượng hai bên đã thống nhất về dự án năng lượng hạt nhân và đã ký được hiệp định về cung cấp vốn cho dự án này. Vấn đề dầu khí thì Việt Nam đã lập liên doanh khai thác dầu khí tại Nga và sản lượng dự kiến đạt 1,5 triệu tấn trong năm 2011 và nâng lên 3 triệu tấn vào năm 2012 và 5 triệu tấn vào năm 2015.
Năm 2012, Nga sẽ gia nhập WTO thì thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam vào Nga sẽ giảm từ 3%-50%, đây là con số rất lớn và đồng thời Nga cũng công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường là thuận lợi rất lớn để hàng hóa của Việt Nam vào Nga.
Những hàng hóa thuận lợi vào Nga bao gồm: hàng nông sản thực phẩm đặc biệt là cá ba sa, hàng hải sản, và một số mặt hàng điện tử...
Hiện kinh tế chợ ở Nga là quá lạc hậu, việc giải tán chợ như kiểu chợ Vòm là bình thường vì hướng kinh doanh hiện đại vẫn là siêu thị và Trung tâm thương mại, còn hiện nay một thế mạnh đối với người Việt Nam là việc lập các Xưởng sản xuất hang may mặc là hướng kinh doanh rất tốt và tránh được thuế cao.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nga hoàn toàn không có sự ràng buộc gì nhưng vấn đề ở đây là có cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... nhất là vấn đề về chất lượng, mẫu mã và giá cả...
Bên cạnh đó, cần lưu ý đến hệ thống pháp luật ở Nga còn chưa chặt chẽ, do Nga chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường. Do vậy, thị trường cũng khá rủi ro nên trong ký hợp đồng cần làm rõ phương thức thanh toán, cũng như việc chọn bạn hàng phải đáng tin cậy, với những thương vụ lớn cần phải có sự thông tin của các thương vụ./.
Đức Duy (Vietnam+)