Ánh mắt tròn xoe, ngỡ ngàng ngước nhìn từng chồng sách thiếu nhi với đủ các thể loại phong phú, màu sắc sặc sỡ tại các hiệu sách, vẻ mặt Hoàng Anh không giấu được vẻ thích thú. “Con như lạc vào một rừng sách,” cậu bé thốt lên.
Mỗi dịp hè đến là thời điểm mà các nhà kinh doanh hướng đến đối tượng phục vụ là các em nhỏ nhiều hơn, đặc biệt là thị trường đồ chơi, sách hè. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, năm nay, thị trường sách hè cho thiếu nhi khá sôi động với nhiều sách hay, nội dung phong phú, trình bày ấn tượng.
Phong phú thể loại
Theo ghi nhận của phóng viên, sách cho thiếu nhi dịp hè này thuộc các mảng chủ yếu như các bộ truyện tranh, những tác phẩm thiếu nhi kinh điển và các bộ sách văn học mới (bao gồm những sáng tác trong nước và sách dịch).
Hè luôn là dịp cao điểm của phát hành truyện tranh. Những bộ truyện tranh nổi tiếng như “Thám tử lừng danh Conan” (Aoyama Gosho), “Doraemon” (Fujiko.F.Fujio) của Nhà xuất bản Kim Đồng hay “Luky Luke” (Morris và P. Nordmann) do Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt-First News và Nhà xuất bản Trẻ hợp tác xuất bản vẫn tiếp tục được bạn đọc nhỏ tuổi ráo riết “săn lùng,” cập nhật.
Bên cạnh những bộ truyện tên tuổi đó, hè này, hàng tác phẩm mới cũng đã, đang và sẽ tiếp tục được ra mắt công chúng; trong đó nổi bật như bộ truyện “Pika Pika” (Osamu Tezuka và Fujiko.F.Fujio) hay năm cuốn mới trong bộ truyện tranh “Bác Hồ sống mãi” và năm cuốn đầu tiên trong bộ truyện “Các vị vua hiền” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Đó đều là những bộ truyện với minh họa đẹp, nội dung phong phú và giàu tính nhân văn, giàu tính giáo dục.
Đặc biệt, sự ra đời của hai bộ truyện tranh màu đầu tiên về hai ông hoàng công nghệ của thế giới-Steve Jobs và Mark Zuckerberg-với nội dung tái hiện lại một cách sinh động cuộc đời, sự nghiệp, những vui buồn, ngã rẽ trên con đường chinh phục đỉnh cao sáng tạo của họ đã trở thành một phản biện lý thú cho ý kiến cho rằng, sách khoa học luôn khô khan.
Dòng sách văn học dành cho thiếu nhi và các em tuổi mới lớn cũng có nhiều tác phẩm giá trị, thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong đó, đáng chú ý nhất là cuốn “Một lần và mãi mãi” (Tiến sỹ Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn và biên soạn) do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.
Cuốn sách là tập hợp tác phẩm hay của 55 tác giả có đóng góp vào kho tàng truyện thiếu nhi trong giai đoạn 1957-2012 với những tên tuổi thuộc nhiều thế hệ từ Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài cho đến những cây bút hiện nay như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần,…
Ngoài việc chọn lựa những tác phẩm, trích đoạn tác phẩm tiêu biểu, cuốn sách còn có phần tiểu sử rút gọn giúp người đọc có thêm những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của từng tác giả.
Cùng với đó, hàng loạt sách văn học khác cũng đã được các nhà xuất bản giới thiệu tới bạn đọc nhỏ tuổi như “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” (Nguyễn Nhật Ánh), “Hoàng tử không nối ngôi vua” (Trần Hồng Minh),… của Nhà xuất bản Trẻ hay một số tác phẩm dịch như “Hoàng tử mây” (Christophe Galfard), “Nhật ký rắc rối của Mimi xác ướp” (Natalie Zimmermann),… do Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành, tạo ra được những điểm nhấn trên thị trường sách thiếu nhi năm nay.
Bạn đọc nhỏ tuổi một lần nữa có cơ hội được gặp lại những nhân vật nổi tiếng trong các bộ sách kinh điển như “Hoàng tử bé,” “Bác sỹ Aibolit,” “Đảo giấu vàng,”… do Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản.
Trở về với truyền thống
Theo các chủ cửa hàng sách trên phố Đinh Lễ, năm nay, các loại sách thiếu nhi khai thác đề tài truyền thống được cả phụ huynh lẫn bạn đọc nhỏ tuổi chọn mua nhiều hơn cả bởi có nội dung phù hợp, gần gũi với các em thiếu nhi Việt Nam.
Hè năm nay, Nhà xuất bản Kim Đồng là một trong những đơn vị xuất bản nhiều ấn phẩm truyền thống nhất. Độc giả có cơ hội sưu tập lại Tủ sách Vàng với những cuốn sách được nhiều thế hệ thiếu nhi yêu thích, những tác phẩm được liệt vào hàng kinh điển của văn học trong nước và thế giới như “Đảo hoang,” “Chuyện nỏ thần” (Tô Hoài), “Trên sông truyền hịch,” “Trăng nước Chương Dương” (Hà Ân), “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (Nguyễn Huy Tưởng), “Truyện cổ Andersen,” “Truyện cổ Grim”…
Ngoài ra, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử đất nước, truyền thống dân tộc, Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt bộ sách “Nghìn năm văn hiến” (3 tập) của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, tái hiện sinh động lịch sử dân tộc suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỷ XX.
Cùng với đó, Công ty cổ phần Truyền thông, Giáo dục và Giải trí Phan Thị tiếp tục mang tới cho độc giả một loạt ấn phẩm khai thác các đề tài truyền thống, văn hóa dân gian như “Thần đồng đất Việt,” “Truyện hay sử Việt,” “Danh tác Việt Nam,”…
Những tác phẩm trong seri truyện “Danh tác Việt Nam ”- dự án chuyển thể sang truyện tranh các tác phẩm văn học kinh điển-như “Chí Phèo,” “Chị Dậu,” “Giông tố,” “Chiếc lược ngà,”... đã mang lại luồng gió mới cho truyện tranh Việt Nam.
Nó mang lại một hình thức thưởng thức văn học gần gũi hơn với thiếu nhi, giúp các em tiếp xúc trước với những tác phẩm này trước khi làm quen với nguyên tác trong chương trình học chính khóa.
Bà Phan Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty cho biết, mục đích của việc tung ra thị trường những tác phẩm đó nhằm khơi dậy tình yêu văn học, niềm đam mê sách vở và tìm kiếm cho truyện tranh Việt Nam một bản sắc, một hướng đi riêng.
Đang chọn lựa sách hè cho con tại nhà sách Tràng Tiền, chị Thu Thủy (Hai Bà Trưng) cho biết: “Giữa lúc sách vở được xuất bản ồ ạt thế này, không đủ thời gian để đọc hết trước khi cho các cháu đọc, mình quyết định ưu tiên chọn những cuốn viết về các danh nhân, các truyền thống lịch sử trước. Chỉ cần nhìn thấy sách viết về Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… là yên tâm rồi.”
Trao đổi về vấn đề này, đại diện Nhà xuất bản Văn học, chia sẻ: Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay, nhiều nhà xuất bản, công ty sách thường chọn xuất bản những tác phẩm khai thác đề tài truyền thống hoặc tái bản những tác phẩm kinh điển cho thiếu nhi bởi danh tiếng, uy tín của những tác phẩm đó khiến người mua dễ dàng chấp nhận hơn là một tác phẩm xa lạ, chưa rõ chất lượng nội dung thế nào./.
Mỗi dịp hè đến là thời điểm mà các nhà kinh doanh hướng đến đối tượng phục vụ là các em nhỏ nhiều hơn, đặc biệt là thị trường đồ chơi, sách hè. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, năm nay, thị trường sách hè cho thiếu nhi khá sôi động với nhiều sách hay, nội dung phong phú, trình bày ấn tượng.
Phong phú thể loại
Theo ghi nhận của phóng viên, sách cho thiếu nhi dịp hè này thuộc các mảng chủ yếu như các bộ truyện tranh, những tác phẩm thiếu nhi kinh điển và các bộ sách văn học mới (bao gồm những sáng tác trong nước và sách dịch).
Hè luôn là dịp cao điểm của phát hành truyện tranh. Những bộ truyện tranh nổi tiếng như “Thám tử lừng danh Conan” (Aoyama Gosho), “Doraemon” (Fujiko.F.Fujio) của Nhà xuất bản Kim Đồng hay “Luky Luke” (Morris và P. Nordmann) do Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt-First News và Nhà xuất bản Trẻ hợp tác xuất bản vẫn tiếp tục được bạn đọc nhỏ tuổi ráo riết “săn lùng,” cập nhật.
Bên cạnh những bộ truyện tên tuổi đó, hè này, hàng tác phẩm mới cũng đã, đang và sẽ tiếp tục được ra mắt công chúng; trong đó nổi bật như bộ truyện “Pika Pika” (Osamu Tezuka và Fujiko.F.Fujio) hay năm cuốn mới trong bộ truyện tranh “Bác Hồ sống mãi” và năm cuốn đầu tiên trong bộ truyện “Các vị vua hiền” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Đó đều là những bộ truyện với minh họa đẹp, nội dung phong phú và giàu tính nhân văn, giàu tính giáo dục.
Đặc biệt, sự ra đời của hai bộ truyện tranh màu đầu tiên về hai ông hoàng công nghệ của thế giới-Steve Jobs và Mark Zuckerberg-với nội dung tái hiện lại một cách sinh động cuộc đời, sự nghiệp, những vui buồn, ngã rẽ trên con đường chinh phục đỉnh cao sáng tạo của họ đã trở thành một phản biện lý thú cho ý kiến cho rằng, sách khoa học luôn khô khan.
Dòng sách văn học dành cho thiếu nhi và các em tuổi mới lớn cũng có nhiều tác phẩm giá trị, thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong đó, đáng chú ý nhất là cuốn “Một lần và mãi mãi” (Tiến sỹ Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn và biên soạn) do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.
Cuốn sách là tập hợp tác phẩm hay của 55 tác giả có đóng góp vào kho tàng truyện thiếu nhi trong giai đoạn 1957-2012 với những tên tuổi thuộc nhiều thế hệ từ Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài cho đến những cây bút hiện nay như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần,…
Ngoài việc chọn lựa những tác phẩm, trích đoạn tác phẩm tiêu biểu, cuốn sách còn có phần tiểu sử rút gọn giúp người đọc có thêm những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của từng tác giả.
Cùng với đó, hàng loạt sách văn học khác cũng đã được các nhà xuất bản giới thiệu tới bạn đọc nhỏ tuổi như “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” (Nguyễn Nhật Ánh), “Hoàng tử không nối ngôi vua” (Trần Hồng Minh),… của Nhà xuất bản Trẻ hay một số tác phẩm dịch như “Hoàng tử mây” (Christophe Galfard), “Nhật ký rắc rối của Mimi xác ướp” (Natalie Zimmermann),… do Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành, tạo ra được những điểm nhấn trên thị trường sách thiếu nhi năm nay.
Bạn đọc nhỏ tuổi một lần nữa có cơ hội được gặp lại những nhân vật nổi tiếng trong các bộ sách kinh điển như “Hoàng tử bé,” “Bác sỹ Aibolit,” “Đảo giấu vàng,”… do Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản.
Trở về với truyền thống
Theo các chủ cửa hàng sách trên phố Đinh Lễ, năm nay, các loại sách thiếu nhi khai thác đề tài truyền thống được cả phụ huynh lẫn bạn đọc nhỏ tuổi chọn mua nhiều hơn cả bởi có nội dung phù hợp, gần gũi với các em thiếu nhi Việt Nam.
Hè năm nay, Nhà xuất bản Kim Đồng là một trong những đơn vị xuất bản nhiều ấn phẩm truyền thống nhất. Độc giả có cơ hội sưu tập lại Tủ sách Vàng với những cuốn sách được nhiều thế hệ thiếu nhi yêu thích, những tác phẩm được liệt vào hàng kinh điển của văn học trong nước và thế giới như “Đảo hoang,” “Chuyện nỏ thần” (Tô Hoài), “Trên sông truyền hịch,” “Trăng nước Chương Dương” (Hà Ân), “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (Nguyễn Huy Tưởng), “Truyện cổ Andersen,” “Truyện cổ Grim”…
Ngoài ra, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử đất nước, truyền thống dân tộc, Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt bộ sách “Nghìn năm văn hiến” (3 tập) của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, tái hiện sinh động lịch sử dân tộc suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỷ XX.
Cùng với đó, Công ty cổ phần Truyền thông, Giáo dục và Giải trí Phan Thị tiếp tục mang tới cho độc giả một loạt ấn phẩm khai thác các đề tài truyền thống, văn hóa dân gian như “Thần đồng đất Việt,” “Truyện hay sử Việt,” “Danh tác Việt Nam,”…
Những tác phẩm trong seri truyện “Danh tác Việt Nam ”- dự án chuyển thể sang truyện tranh các tác phẩm văn học kinh điển-như “Chí Phèo,” “Chị Dậu,” “Giông tố,” “Chiếc lược ngà,”... đã mang lại luồng gió mới cho truyện tranh Việt Nam.
Nó mang lại một hình thức thưởng thức văn học gần gũi hơn với thiếu nhi, giúp các em tiếp xúc trước với những tác phẩm này trước khi làm quen với nguyên tác trong chương trình học chính khóa.
Bà Phan Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty cho biết, mục đích của việc tung ra thị trường những tác phẩm đó nhằm khơi dậy tình yêu văn học, niềm đam mê sách vở và tìm kiếm cho truyện tranh Việt Nam một bản sắc, một hướng đi riêng.
Đang chọn lựa sách hè cho con tại nhà sách Tràng Tiền, chị Thu Thủy (Hai Bà Trưng) cho biết: “Giữa lúc sách vở được xuất bản ồ ạt thế này, không đủ thời gian để đọc hết trước khi cho các cháu đọc, mình quyết định ưu tiên chọn những cuốn viết về các danh nhân, các truyền thống lịch sử trước. Chỉ cần nhìn thấy sách viết về Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… là yên tâm rồi.”
Trao đổi về vấn đề này, đại diện Nhà xuất bản Văn học, chia sẻ: Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay, nhiều nhà xuất bản, công ty sách thường chọn xuất bản những tác phẩm khai thác đề tài truyền thống hoặc tái bản những tác phẩm kinh điển cho thiếu nhi bởi danh tiếng, uy tín của những tác phẩm đó khiến người mua dễ dàng chấp nhận hơn là một tác phẩm xa lạ, chưa rõ chất lượng nội dung thế nào./.
Phương Mai (Vietnam+)