Giá vàng thế giới hôm nay (22/3) tiếp tục giảm giá đã kéo giá vàng trong nước lùi sát về ngưỡng 26,30 triệu đồng/lượng, giảm từ 70.000 - 90.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay.
Vào lúc 10 giờ 00, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 26,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,43 triệu đồng/lượng, giảm 90.000 đồng/lượng so với ngày thứ sáu.
Trong khi đó giá vàng SBJ và SJC cũng mất gần 90.000 đồng/lượng khi giao dịch ở mức 26,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,40 triệu đồng/lượng.
Theo ông Nguyễn Dũng, chuyên gia phân tích vàng công ty IGI, giá vàng trong nước hiện đã “bắt nhịp” với diễn biến của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, để có mặt bằng giá tương đương còn phải tùy thuộc vào chính sách tỷ giá của các cơ quan chức năng.
Như vậy, tính trong vòng 10 ngày qua, giá vàng trong nước đã mất gần 350.000 đồng/lượng, hiện giá vàng trong nước vẫn vênh gần 600.000 đồng/lượng so với giá vàng thế giới.
Trước đó, diễn biến trong phiên giao dịch trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đã giảm 2,7 USD so với phiên ngày thứ sáu tuần trước, xuống mức 1.105,2 USD/ounce. Vàng giao kỳ hạn tháng 4 cũng để tuột mất 2,3 USD (-0,21%) xuống 1.105,3 USD/ounce.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc giá vàng giảm mạnh chủ yếu do ảnh hưởng của xu hướng bán tháo trong phiên cuối tuần. Vào phiên thứ 6 tuần trước, thị trường kim loại quý quay đầu giảm gần 20 USD/ounce khiến nhiều nhà đầu tư lớn ồ ạt bán ra.
Bên cạnh đó, động thái tăng lãi suất đồng IDR của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã dấy lên mối lo ngại về khả năng rút đi các gói kích thích kinh tế ở các thị trường mới nổi khi mà tỷ lệ lạm phát đã leo lên mức cao nhất trong 16 tháng qua, cộng với tâm lý lo ngại việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các nền kinh tế lớn khác sẽ theo sau Ấn Độ trong việc sớm rút các gói cứu trợ ra khỏi nền kinh tế đang khiến giới đầu tư toàn cầu cảm thấy bất an, cũng khiến giá vàng mất đi lợi thế tăng điểm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô cũng đi xuống bởi lo lắng nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới sẽ giảm. Hiện giá dầu thô trượt nhanh về mốc 80 USD/thùng do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.
Thêm vào đó, đồng USD mạnh lên cũng khiến giá hàng hóa tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn, đặc biệt là những mặt hàng định giá bằng USD./.
Vào lúc 10 giờ 00, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 26,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,43 triệu đồng/lượng, giảm 90.000 đồng/lượng so với ngày thứ sáu.
Trong khi đó giá vàng SBJ và SJC cũng mất gần 90.000 đồng/lượng khi giao dịch ở mức 26,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,40 triệu đồng/lượng.
Theo ông Nguyễn Dũng, chuyên gia phân tích vàng công ty IGI, giá vàng trong nước hiện đã “bắt nhịp” với diễn biến của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, để có mặt bằng giá tương đương còn phải tùy thuộc vào chính sách tỷ giá của các cơ quan chức năng.
Như vậy, tính trong vòng 10 ngày qua, giá vàng trong nước đã mất gần 350.000 đồng/lượng, hiện giá vàng trong nước vẫn vênh gần 600.000 đồng/lượng so với giá vàng thế giới.
Trước đó, diễn biến trong phiên giao dịch trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đã giảm 2,7 USD so với phiên ngày thứ sáu tuần trước, xuống mức 1.105,2 USD/ounce. Vàng giao kỳ hạn tháng 4 cũng để tuột mất 2,3 USD (-0,21%) xuống 1.105,3 USD/ounce.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc giá vàng giảm mạnh chủ yếu do ảnh hưởng của xu hướng bán tháo trong phiên cuối tuần. Vào phiên thứ 6 tuần trước, thị trường kim loại quý quay đầu giảm gần 20 USD/ounce khiến nhiều nhà đầu tư lớn ồ ạt bán ra.
Bên cạnh đó, động thái tăng lãi suất đồng IDR của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã dấy lên mối lo ngại về khả năng rút đi các gói kích thích kinh tế ở các thị trường mới nổi khi mà tỷ lệ lạm phát đã leo lên mức cao nhất trong 16 tháng qua, cộng với tâm lý lo ngại việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các nền kinh tế lớn khác sẽ theo sau Ấn Độ trong việc sớm rút các gói cứu trợ ra khỏi nền kinh tế đang khiến giới đầu tư toàn cầu cảm thấy bất an, cũng khiến giá vàng mất đi lợi thế tăng điểm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô cũng đi xuống bởi lo lắng nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới sẽ giảm. Hiện giá dầu thô trượt nhanh về mốc 80 USD/thùng do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.
Thêm vào đó, đồng USD mạnh lên cũng khiến giá hàng hóa tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn, đặc biệt là những mặt hàng định giá bằng USD./.
Đức Duy (Vietnam+)