Dòng suối Nặm Đang chảy xuyên qua xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) sang địa phận tỉnh Hà Giang rồi lại chảy vào huyện Bảo Lâm thời gian gần đây đã được xem như là điểm nóng về việc khai thác vàng trái phép.
Cả dòng suối bị biến dạng, đất đá chất thành đống bởi trên 30 máy xúc hoạt động 24/24 giờ. Đất đá ngổn ngang trải dài cả chục km như một bãi chiến trường. Dòng nước đục ngầu bùn đất với hàng trăm ao bùn tù đọng.
Anh Triệu Văn Lực, ở xóm Khuổi Pẹp, xã Nam Cao cho biết tình trạng khai thác vàng diễn ra từ cuối năm 2008 và bắt đầu ồ ạt từ đầu năm 2009 cho đến nay. Lúc cao điểm nhất có 35 máy xúc và gần 500 người tập trung ở đây khai thác. Có những nơi đã được đào lên xới lại đến lần thứ ba.
Hầu hết số máy xúc này là do các bưởng vàng chuyển từ Hà Giang sang. Do địa bàn này tiếp giáp với xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, Hà Giang nên các máy xúc này cứ tiến dọc theo suối để đào bới. Chính vì địa hình phức tạp nên hễ thấy bóng các lực lượng chức năng là các đối tượng lại đưa máy móc, phương tiện vào rừng, khi các lực lượng này rút hết thì lại đưa ra khai thác.
Theo lãnh đạo xã Nam Cao, xã đã có báo cáo lên huyện và cũng đã từng ra quân giải tỏa khu vực này, song do địa bàn đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn, lực lượng mỏng, nên sau mỗi lần ra quân tình trạng khai thác trái phép lại đâu vào đó.
Khai thác hết vàng dưới suối, các bưởng vàng lại đổi sang chiêu thức mới, đó là mua lại ruộng đất của dân với giá cao để đào đãi vàng. Ruộng rẫy mất dần, không ít gia đình từ chủ đất lại trở thành những người làm thuê cho các chủ khai thác vàng.
Một câu hỏi đặt ra cho chính quyền địa phương là tại sao một khu vực khai thác nhốn nháo và là điểm nóng về an ninh trật tự như vậy, lại diễn ra trong thời gian khá dài mà chưa có biện pháp xử lý?
Được biết, điểm khai thác vàng Nặm Đang, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm vừa tổ chức đấu thầu cho doanh nghiệp khai thác, nhưng cho đến nay việc giải tỏa bàn giao đất cho doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện.
Điều mà các doanh nghiệp trúng thầu lo ngại hơn cả lại là việc họ bỏ tiền tỷ ra để được quyền khai thác vàng, nhưng liệu với tình trạng này có còn vàng để cho họ khai thác nữa hay không./.
Cả dòng suối bị biến dạng, đất đá chất thành đống bởi trên 30 máy xúc hoạt động 24/24 giờ. Đất đá ngổn ngang trải dài cả chục km như một bãi chiến trường. Dòng nước đục ngầu bùn đất với hàng trăm ao bùn tù đọng.
Anh Triệu Văn Lực, ở xóm Khuổi Pẹp, xã Nam Cao cho biết tình trạng khai thác vàng diễn ra từ cuối năm 2008 và bắt đầu ồ ạt từ đầu năm 2009 cho đến nay. Lúc cao điểm nhất có 35 máy xúc và gần 500 người tập trung ở đây khai thác. Có những nơi đã được đào lên xới lại đến lần thứ ba.
Hầu hết số máy xúc này là do các bưởng vàng chuyển từ Hà Giang sang. Do địa bàn này tiếp giáp với xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, Hà Giang nên các máy xúc này cứ tiến dọc theo suối để đào bới. Chính vì địa hình phức tạp nên hễ thấy bóng các lực lượng chức năng là các đối tượng lại đưa máy móc, phương tiện vào rừng, khi các lực lượng này rút hết thì lại đưa ra khai thác.
Theo lãnh đạo xã Nam Cao, xã đã có báo cáo lên huyện và cũng đã từng ra quân giải tỏa khu vực này, song do địa bàn đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn, lực lượng mỏng, nên sau mỗi lần ra quân tình trạng khai thác trái phép lại đâu vào đó.
Khai thác hết vàng dưới suối, các bưởng vàng lại đổi sang chiêu thức mới, đó là mua lại ruộng đất của dân với giá cao để đào đãi vàng. Ruộng rẫy mất dần, không ít gia đình từ chủ đất lại trở thành những người làm thuê cho các chủ khai thác vàng.
Một câu hỏi đặt ra cho chính quyền địa phương là tại sao một khu vực khai thác nhốn nháo và là điểm nóng về an ninh trật tự như vậy, lại diễn ra trong thời gian khá dài mà chưa có biện pháp xử lý?
Được biết, điểm khai thác vàng Nặm Đang, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm vừa tổ chức đấu thầu cho doanh nghiệp khai thác, nhưng cho đến nay việc giải tỏa bàn giao đất cho doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện.
Điều mà các doanh nghiệp trúng thầu lo ngại hơn cả lại là việc họ bỏ tiền tỷ ra để được quyền khai thác vàng, nhưng liệu với tình trạng này có còn vàng để cho họ khai thác nữa hay không./.
Mạnh Hà (Vietnam+)