Tại thị trường Singapore chiều 28/9, giá vàng vọt lên mức cao nhất của 1 tuần qua, ghi dấu phiên đi lên thứ hai liên tiếp, khi kế hoạch cải cách kinh tế của Tây Ban Nha đã làm dịu đi mối lo của nhà đầu tư về "sức khỏe" tài chính của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Thị trường vàng còn nhận được sự hậu thuẫn lớn nhờ giá dầu tăng.
Giá vàng giao ngay đang hướng tới mức tăng 11,5% trong quý 3/2012, mức tăng mạnh nhất kể từ quý 2/2010, nhờ sự nâng đỡ của các biện pháp kích thích kinh tế của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Theo truyền thống, vàng được sử dụng như một công cụ để đối phó với triển vọng lạm phát leo thang vốn là hậu quả của chính sách tiền tệ lỏng.
Ngày 27/9, Chính phủ Tây Ban Nha đã công bố kế hoạch ngân sách năm 2013, với trọng tâm là cắt giảm chi tiêu 39 tỷ euro, tăng thuế để thu hẹp thâm hụt ngân sách, và cụ thể hóa các cải cách về cơ cấu như đã thống nhất với Liên minh châu Âu (EU). Kế hoạch ngân sách này đã đặt nền móng để Madrid xin cứu trợ, làm giảm bớt các mối quan ngại về khả năng của Eurozone trong việc kiềm chế cơn "bão" nợ công. Sau khi có tin vui từ Tây Ban Nha, đồng euro đã mạnh lên so với đồng USD, khiến các mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền xanh lên giá.
Mặc dù một số chuyên gia cảnh báo về hoạt động đầu cơ đã được đẩy lên cao trong những tuần qua và giá vàng có nguy cơ giảm mạnh, nhưng triển vọng giá vàng trong thời gian trung và dài hạn vẫn rất "sáng."
Yuichi Ikemizu, phụ trách giao dịch hàng hóa tại chi nhánh của Standard Bank ở Nhật Bản nhận định, không có lý do gì có thể đưa vàng quay về mức 1.500 USD/ounce. Từ nay tới cuối năm giá vàng có thể vọt lên 1.900 USD/ounce.
Trong phiên 28/9, đã có lúc giá vàng giao ngay nhảy lên 1.782,6 USD/ounce - mức cao nhất của 1 tuần qua, trước khi dịu xuống 1.781,59 USD/ounce vào lúc 13 giờ 34 giờ Việt Nam.
Vàng đang tiến tới tuần tăng giá thứ 6 liên tiếp và có một tháng "tươi đẹp" nhất kể từ tháng 1/2012. Hồi tháng 9/2011, giá vàng lập mức cao kỷ lục của mọi thời đại 1.920 USD/ounce./.
Thị trường vàng còn nhận được sự hậu thuẫn lớn nhờ giá dầu tăng.
Giá vàng giao ngay đang hướng tới mức tăng 11,5% trong quý 3/2012, mức tăng mạnh nhất kể từ quý 2/2010, nhờ sự nâng đỡ của các biện pháp kích thích kinh tế của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Theo truyền thống, vàng được sử dụng như một công cụ để đối phó với triển vọng lạm phát leo thang vốn là hậu quả của chính sách tiền tệ lỏng.
Ngày 27/9, Chính phủ Tây Ban Nha đã công bố kế hoạch ngân sách năm 2013, với trọng tâm là cắt giảm chi tiêu 39 tỷ euro, tăng thuế để thu hẹp thâm hụt ngân sách, và cụ thể hóa các cải cách về cơ cấu như đã thống nhất với Liên minh châu Âu (EU). Kế hoạch ngân sách này đã đặt nền móng để Madrid xin cứu trợ, làm giảm bớt các mối quan ngại về khả năng của Eurozone trong việc kiềm chế cơn "bão" nợ công. Sau khi có tin vui từ Tây Ban Nha, đồng euro đã mạnh lên so với đồng USD, khiến các mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền xanh lên giá.
Mặc dù một số chuyên gia cảnh báo về hoạt động đầu cơ đã được đẩy lên cao trong những tuần qua và giá vàng có nguy cơ giảm mạnh, nhưng triển vọng giá vàng trong thời gian trung và dài hạn vẫn rất "sáng."
Yuichi Ikemizu, phụ trách giao dịch hàng hóa tại chi nhánh của Standard Bank ở Nhật Bản nhận định, không có lý do gì có thể đưa vàng quay về mức 1.500 USD/ounce. Từ nay tới cuối năm giá vàng có thể vọt lên 1.900 USD/ounce.
Trong phiên 28/9, đã có lúc giá vàng giao ngay nhảy lên 1.782,6 USD/ounce - mức cao nhất của 1 tuần qua, trước khi dịu xuống 1.781,59 USD/ounce vào lúc 13 giờ 34 giờ Việt Nam.
Vàng đang tiến tới tuần tăng giá thứ 6 liên tiếp và có một tháng "tươi đẹp" nhất kể từ tháng 1/2012. Hồi tháng 9/2011, giá vàng lập mức cao kỷ lục của mọi thời đại 1.920 USD/ounce./.
Hương Giang (TTXVN)