Giá dầu bất ngờ bật tăng trong phiên giao dịch ngày 11/7 tại thị trường châu Á, chủ yếu là nhờ xu hướng săn lùng hàng hóa giá hời của giới đầu tư sau vài phiên sụt giảm liên tiếp gần đây.
Bên cạnh đó, việc lượng dầu dự trữ của Mỹ sụt giảm tuần thứ hai liên tiếp đã làm dấy lên hy vọng rằng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới có thể sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 tăng 64 xu, lên 84,55 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 50 xu, lên 98,47 USD/thùng.
Phiên trước, giá dầu ngọt nhẹ tại châu Á giảm xuống sát mức 85 USD/thùng, do những báo cáo đáng thất vọng của kinh tế Trung Quốc cho thấy hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của nước này đang suy giảm đáng kể trong tháng 6/2012.
Điều này đã khiến tâm lý “ưa mạo hiểm” của giới đầu tư gia tăng mạnh mẽ trong ngày 11/7 và đẩy giá dầu đi lên.
Thêm vào đó, báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm 700.000 thùng, đánh dấu mức giảm trong tuần thứ hai liên tiếp.
Đây được cho là tín hiệu sáng cho nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu và góp phần giúp giá dầu lấy lại đà tăng.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch đêm trước (10/7) tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục đua nhau đi xuống, sau khi Chính phủ Na Uy đã can thiệp và ngăn chặn được cuộc biểu tình của các công nhân ngành dầu mỏ, vốn được cho là nguyên nhân đe dọa tới nguồn cung nhiên liệu của nước này.
Bên cạnh đó, thông tin cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đang có xu hướng sụt giảm cũng khiến giới đầu tư lo ngại hơn về triển vọng tiêu thụ mặt hàng này trên toàn thế giới và đẩy giá “vàng đen” lao dốc.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 giảm mạnh 2,08 USD, xuống còn 83,91 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng đảo chiều hạ tới 2,35 USD, xuống 97,97 USD/thùng.
Sự đi lên của giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần (9/7) đã bị chặn lại ngay phiên sau đó, sau khi cuộc đình công kéo dài 16 ngày của công nhân ngành dầu mỏ Na Uy đã chấm dứt nhờ sự can thiệp của Chính phủ.
Tuy nhiên, cuộc đình công này đã khiến sản lượng dầu của nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 8 thế giới này giảm tới 13%, gây hoang mang cho giới đầu tư về nguồn cung nhiên liệu toàn cầu và đẩy giá dầu đi lên.
Ngoài ra, thị trường dầu mỏ còn chịu tác động giảm giá bởi diễn biến ảm đạm của các sàn chứng khoán Mỹ, sự đi lên của đồng USD so với đồng euro và việc nhà đầu tư quan ngại rằng tòa án tối cao Đức sẽ ngăn cản việc thực hiện Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM)- một quỹ hỗ trợ tài chính linh hoạt nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại châu lục.
Cùng ngày, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng công bố báo cáo hàng tháng, qua đó hạ mức dự báo tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm 2012 và 2013, xuống các mức tương ứng 88,64 triệu thùng/ngày và 89,37 triệu thùng.
Thông tin này khiến thị trường năng lượng tại Mỹ càng trở nên ảm đạm, nhất là khi Trung Quốc- nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, vừa cho biết nhập khẩu dầu mỏ của nước này trong tháng 6/2012 đã sụt giảm đáng kể, khiến nhiều nhà máy lọc dầu trên toàn cầu phải cắt giảm sản lượng./.
Bên cạnh đó, việc lượng dầu dự trữ của Mỹ sụt giảm tuần thứ hai liên tiếp đã làm dấy lên hy vọng rằng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới có thể sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 tăng 64 xu, lên 84,55 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 50 xu, lên 98,47 USD/thùng.
Phiên trước, giá dầu ngọt nhẹ tại châu Á giảm xuống sát mức 85 USD/thùng, do những báo cáo đáng thất vọng của kinh tế Trung Quốc cho thấy hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của nước này đang suy giảm đáng kể trong tháng 6/2012.
Điều này đã khiến tâm lý “ưa mạo hiểm” của giới đầu tư gia tăng mạnh mẽ trong ngày 11/7 và đẩy giá dầu đi lên.
Thêm vào đó, báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm 700.000 thùng, đánh dấu mức giảm trong tuần thứ hai liên tiếp.
Đây được cho là tín hiệu sáng cho nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu và góp phần giúp giá dầu lấy lại đà tăng.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch đêm trước (10/7) tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục đua nhau đi xuống, sau khi Chính phủ Na Uy đã can thiệp và ngăn chặn được cuộc biểu tình của các công nhân ngành dầu mỏ, vốn được cho là nguyên nhân đe dọa tới nguồn cung nhiên liệu của nước này.
Bên cạnh đó, thông tin cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đang có xu hướng sụt giảm cũng khiến giới đầu tư lo ngại hơn về triển vọng tiêu thụ mặt hàng này trên toàn thế giới và đẩy giá “vàng đen” lao dốc.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 giảm mạnh 2,08 USD, xuống còn 83,91 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng đảo chiều hạ tới 2,35 USD, xuống 97,97 USD/thùng.
Sự đi lên của giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần (9/7) đã bị chặn lại ngay phiên sau đó, sau khi cuộc đình công kéo dài 16 ngày của công nhân ngành dầu mỏ Na Uy đã chấm dứt nhờ sự can thiệp của Chính phủ.
Tuy nhiên, cuộc đình công này đã khiến sản lượng dầu của nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 8 thế giới này giảm tới 13%, gây hoang mang cho giới đầu tư về nguồn cung nhiên liệu toàn cầu và đẩy giá dầu đi lên.
Ngoài ra, thị trường dầu mỏ còn chịu tác động giảm giá bởi diễn biến ảm đạm của các sàn chứng khoán Mỹ, sự đi lên của đồng USD so với đồng euro và việc nhà đầu tư quan ngại rằng tòa án tối cao Đức sẽ ngăn cản việc thực hiện Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM)- một quỹ hỗ trợ tài chính linh hoạt nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại châu lục.
Cùng ngày, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng công bố báo cáo hàng tháng, qua đó hạ mức dự báo tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm 2012 và 2013, xuống các mức tương ứng 88,64 triệu thùng/ngày và 89,37 triệu thùng.
Thông tin này khiến thị trường năng lượng tại Mỹ càng trở nên ảm đạm, nhất là khi Trung Quốc- nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, vừa cho biết nhập khẩu dầu mỏ của nước này trong tháng 6/2012 đã sụt giảm đáng kể, khiến nhiều nhà máy lọc dầu trên toàn cầu phải cắt giảm sản lượng./.
Minh Trang (TTXVN)