Đi ngược lại với hầu hết các thị trường hàng hóa và tài chính khác, trong tuần qua, giá vàng đã có "cú lội ngược dòng" ngoạn mục, để "một mình một ngựa" tăng tới 3,5% trong cả tuần, trong khi hầu hết các thị trường hàng hóa và cổ phiếu đều sụt giảm thê thảm.
Và sau một vài lần nỗ lực bứt phá ngưỡng kháng cự 1.600 USD/ounce không thành, giá vàng trong tuần qua đã chính thức leo lên trên ngưỡng này, đồng thời ghi nhận mức tăng tuần tuần lớn nhất kể từ cuối tháng Một tới nay.
Giá vàng đã đi lên ngay trong phiên đầu tuần 28/5, hòa cùng xu thế đi lên của các thị trường hàng hóa và tài chính khác, trong bối cảnh đồng euro mạnh lên trước thông tin tích cực từ Hy Lạp cho biết, kết quả các cuộc thăm dò vào cuối tuần trước nữa tại nước này cho thấy các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp đã trở lại thắng thế, giúp xoa dịu mối lo Hy Lạp có thể sẽ phải ra khỏi Khu vực Eurozone.
Theo giới phân tích, việc đồng euro phục hồi từ mức thấp nhất trong hai năm và đồng USD giảm lần đầu tiên trong năm phiên là những nhân tố hỗ trợ giá các hàng hóa định giá bằng "đồng bạc xanh," trong đó có vàng.
Trong phiên này, giá vàng giao ngay tại Singapore đã có lúc tăng lên 1.580,42 USD/ounce, mức cao nhất trong gần một tuần.
Trong phiên tiếp theo 29/5, giá vàng trên thị trường châu Á vẫn được "yểm trợ" nhờ đồng bạc xanh tiếp tục yếu đi, mặc dù đà tăng đã bị bị hạn chế bởi tâm lý lo ngại về sức khỏe khu vực tài chính-ngân hàng của Tây Ban Nha cùng việc nhà đầu tư vẫn chờ đợi thống kê về tình hình việc làm tại khu vực phi nông nghiệp của Mỹ cũng như chỉ số quản lý sức mua của Trung Quốc - dự kiến được công bố vào cuối tuần.
Trong phiên châu Âu và Mỹ cùng ngày, giá vàng đã chấm dứt đà tăng giá do đồng bạc xanh mạnh lên và bắt đầu đảo chiều đi xuống.
Đà giảm của kim loại quý tiếp tục lan rộng trong phiên 30/5, khi giá vàng tụt mạnh, xuống các mức thấp nhất trong một tuần trong bối cảnh đồng euro yếu đi (do nhà đầu tư gia tăng lo ngại về cuộc khủng hoảng tại Khu vực Eurozone). Những bất ổn tại đây cùng việc Tây Ban Nha bị đánh tụt thứ bậc xếp hạng tín nhiệm đang giữ các nhà đầu tư đứng ngoài thị trường.
Trong phiên cuối cùng của tháng Năm (31/5), giá vàng đã bất ngờ chuyển động cùng chiều với đồng USD, khi tâm lý chuộng tài sản an toàn lan tỏa từ đồng bạc xanh và trái phiếu Mỹ sang thị trường kim loại quý.
Các nhà đầu tư vẫn không từ bỏ hy vọng rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ để duy trì lãi suất thấp - nhân tố khiến lạm phát gia tăng và tiếp sức cho vàng. Tuy nhiên, kịch bản này khó có cơ xảy ra trong ngắn hạn, khiến hy vọng này đang dần thui chột.
Trong phiên này, nhà đầu tư cũng còn có ý ngóng chờ những thống kê kinh tế gồm GDP của Mỹ trong quý I vừa qua, báo cáo về tình hình việc làm tại Mỹ và chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc, để đánh giá "thể trạng" kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, "bước ngoặt" lớn đã xảy ra với thị trường vàng trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/6 khi trong phiên này, giá vàng bất ngờ đảo chiều đi lên mạnh mẽ, ngược hẳn lại với xu thế lao dốc của các thị trường khác.
Đóng cửa phiên 1/6, phiên đầu tiên của một tháng mới, giá vàng giao ngay trên thị trường New York đã "lao" thêm tới 4%, tương ứng tăng đến 60 USD/ounce, ghi nhận phiên tăng giá "khủng" nhất trong vòng hơn ba năm trở lại đây, lên 1.624,20 USD/ounce, sau khi trước đó đã có lúc trong phiên leo lên 1.629,41 USD/ounce - mức giá cao nhất trong gần hai tuần qua.
Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn giao tháng Tám cũng đóng cửa ở mức 1.620,50 USD/ounce, tăng tới 57,90 USD/ounce so với phiên trước.
Tính chung cả tuần, kim loại quý tăng được 3,5% - mức tăng lớn nhất kể từ cuối tháng Một năm nay.
Giá vàng đảo chiều tăng mạnh trong phiên cuối tuần, theo các chuyên gia, chủ yếu do giới đầu tư hy vọng bức tranh kinh tế xám xịt của thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng, làm dấy lên hy vọng rằng có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tung ra gói nới lỏng tiền tệ mới (QE3) để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nếu như vậy thì cho tới khi đó, vàng sẽ dần lấy lại vị thế truyền thống của nó là một công cụ hiệu quả cũng như là kênh trú ẩn an toàn trong thời buổi lạm phát./.
Và sau một vài lần nỗ lực bứt phá ngưỡng kháng cự 1.600 USD/ounce không thành, giá vàng trong tuần qua đã chính thức leo lên trên ngưỡng này, đồng thời ghi nhận mức tăng tuần tuần lớn nhất kể từ cuối tháng Một tới nay.
Giá vàng đã đi lên ngay trong phiên đầu tuần 28/5, hòa cùng xu thế đi lên của các thị trường hàng hóa và tài chính khác, trong bối cảnh đồng euro mạnh lên trước thông tin tích cực từ Hy Lạp cho biết, kết quả các cuộc thăm dò vào cuối tuần trước nữa tại nước này cho thấy các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp đã trở lại thắng thế, giúp xoa dịu mối lo Hy Lạp có thể sẽ phải ra khỏi Khu vực Eurozone.
Theo giới phân tích, việc đồng euro phục hồi từ mức thấp nhất trong hai năm và đồng USD giảm lần đầu tiên trong năm phiên là những nhân tố hỗ trợ giá các hàng hóa định giá bằng "đồng bạc xanh," trong đó có vàng.
Trong phiên này, giá vàng giao ngay tại Singapore đã có lúc tăng lên 1.580,42 USD/ounce, mức cao nhất trong gần một tuần.
Trong phiên tiếp theo 29/5, giá vàng trên thị trường châu Á vẫn được "yểm trợ" nhờ đồng bạc xanh tiếp tục yếu đi, mặc dù đà tăng đã bị bị hạn chế bởi tâm lý lo ngại về sức khỏe khu vực tài chính-ngân hàng của Tây Ban Nha cùng việc nhà đầu tư vẫn chờ đợi thống kê về tình hình việc làm tại khu vực phi nông nghiệp của Mỹ cũng như chỉ số quản lý sức mua của Trung Quốc - dự kiến được công bố vào cuối tuần.
Trong phiên châu Âu và Mỹ cùng ngày, giá vàng đã chấm dứt đà tăng giá do đồng bạc xanh mạnh lên và bắt đầu đảo chiều đi xuống.
Đà giảm của kim loại quý tiếp tục lan rộng trong phiên 30/5, khi giá vàng tụt mạnh, xuống các mức thấp nhất trong một tuần trong bối cảnh đồng euro yếu đi (do nhà đầu tư gia tăng lo ngại về cuộc khủng hoảng tại Khu vực Eurozone). Những bất ổn tại đây cùng việc Tây Ban Nha bị đánh tụt thứ bậc xếp hạng tín nhiệm đang giữ các nhà đầu tư đứng ngoài thị trường.
Trong phiên cuối cùng của tháng Năm (31/5), giá vàng đã bất ngờ chuyển động cùng chiều với đồng USD, khi tâm lý chuộng tài sản an toàn lan tỏa từ đồng bạc xanh và trái phiếu Mỹ sang thị trường kim loại quý.
Các nhà đầu tư vẫn không từ bỏ hy vọng rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ để duy trì lãi suất thấp - nhân tố khiến lạm phát gia tăng và tiếp sức cho vàng. Tuy nhiên, kịch bản này khó có cơ xảy ra trong ngắn hạn, khiến hy vọng này đang dần thui chột.
Trong phiên này, nhà đầu tư cũng còn có ý ngóng chờ những thống kê kinh tế gồm GDP của Mỹ trong quý I vừa qua, báo cáo về tình hình việc làm tại Mỹ và chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc, để đánh giá "thể trạng" kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, "bước ngoặt" lớn đã xảy ra với thị trường vàng trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/6 khi trong phiên này, giá vàng bất ngờ đảo chiều đi lên mạnh mẽ, ngược hẳn lại với xu thế lao dốc của các thị trường khác.
Đóng cửa phiên 1/6, phiên đầu tiên của một tháng mới, giá vàng giao ngay trên thị trường New York đã "lao" thêm tới 4%, tương ứng tăng đến 60 USD/ounce, ghi nhận phiên tăng giá "khủng" nhất trong vòng hơn ba năm trở lại đây, lên 1.624,20 USD/ounce, sau khi trước đó đã có lúc trong phiên leo lên 1.629,41 USD/ounce - mức giá cao nhất trong gần hai tuần qua.
Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn giao tháng Tám cũng đóng cửa ở mức 1.620,50 USD/ounce, tăng tới 57,90 USD/ounce so với phiên trước.
Tính chung cả tuần, kim loại quý tăng được 3,5% - mức tăng lớn nhất kể từ cuối tháng Một năm nay.
Giá vàng đảo chiều tăng mạnh trong phiên cuối tuần, theo các chuyên gia, chủ yếu do giới đầu tư hy vọng bức tranh kinh tế xám xịt của thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng, làm dấy lên hy vọng rằng có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tung ra gói nới lỏng tiền tệ mới (QE3) để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nếu như vậy thì cho tới khi đó, vàng sẽ dần lấy lại vị thế truyền thống của nó là một công cụ hiệu quả cũng như là kênh trú ẩn an toàn trong thời buổi lạm phát./.
Thùy Chi (TTXVN)