Tại Hội thảo công bố báo cáo cuối cùng Dự án chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, chiều 22/12 ở Hà Nội, Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã đưa ra dự báo vận tải hàng không Việt Nam sẽ đạt 36 triệu hành khách vào năm 2015.
Theo KDI, kết quả dự báo nhu cầu sử dụng hình thức vận tải hàng không dựa trên phương pháp ước lượng OLS với các biến giải thích độc lập là GDP thực tế của Việt Nam cho thấy với số hành khách năm 2010 là 21 triệu người, đến năm 2015, số hành khách sẽ đạt khoảng 36 triệu người, đạt mức tăng trường khoảng 13%/năm.
Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa cũng sẽ tăng từ mức 460 nghìn tấn của năm 2010 lên mức 850-930 nghìn tấn vào năm 2015, đạt mức tăng trường từ 13-16%/năm.
Theo đó, để cơ sở vật chất cảng hàng hàng không đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa này, Chính phủ Việt Nam cần thực thi chính sách đầu tư trọng điểm trên cơ sở tập trung cho ba thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm kết nối các tuyến nội địa với quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia, vùng miền cũng như bảo đảm an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, với nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư còn hạn hẹp, Chính phủ cần xây dựng cơ chế để các cảng hàng không lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài tự đầu tư bằng cách thu hút nguồn vốn tư nhân và đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT như kinh nghiệm của Hàn Quốc đang tiến hành thành công.
Cùng đó, với kinh nghiệm mà sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) đã áp dụng thành công, chính sách phí sân bay của Việt Nam áp dụng cho các hãng hàng không như phí hạ cánh cũng cần thay đổi theo hướng cạnh tranh được với các cảng hàng không của các nước lân cận nhằm tăng lợi nhuận từ các hoạt động thương mại tại các ga hành khách. Đây chính là nguồn lực đầu tư cho cảng hàng không.
Đặc biệt, giải pháp tiết kiệm chi phí trong vận hành và quản lý cảng hàng không cần được triệt để áp dụng như thuê ngoài các dịch vụ hỗ trợ và cho các đơn vị tư nhân thuê các gian hàng trong sân bay.
Theo khảo sát của KDI, cơ sở vật chất của 13 cảng hàng không tại Việt Nam hiện nay là không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa. Theo đó, lưu lượng tại cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng) vượt 15 lần năng lực hoạt động, Cát Bi (Hải Phòng) vượt 5 lần, Vinh, Cao Lãnh, Rạch Giá, Phú Quốc vượt gấp đôi./.
Theo KDI, kết quả dự báo nhu cầu sử dụng hình thức vận tải hàng không dựa trên phương pháp ước lượng OLS với các biến giải thích độc lập là GDP thực tế của Việt Nam cho thấy với số hành khách năm 2010 là 21 triệu người, đến năm 2015, số hành khách sẽ đạt khoảng 36 triệu người, đạt mức tăng trường khoảng 13%/năm.
Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa cũng sẽ tăng từ mức 460 nghìn tấn của năm 2010 lên mức 850-930 nghìn tấn vào năm 2015, đạt mức tăng trường từ 13-16%/năm.
Theo đó, để cơ sở vật chất cảng hàng hàng không đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa này, Chính phủ Việt Nam cần thực thi chính sách đầu tư trọng điểm trên cơ sở tập trung cho ba thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm kết nối các tuyến nội địa với quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia, vùng miền cũng như bảo đảm an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, với nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư còn hạn hẹp, Chính phủ cần xây dựng cơ chế để các cảng hàng không lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài tự đầu tư bằng cách thu hút nguồn vốn tư nhân và đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT như kinh nghiệm của Hàn Quốc đang tiến hành thành công.
Cùng đó, với kinh nghiệm mà sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) đã áp dụng thành công, chính sách phí sân bay của Việt Nam áp dụng cho các hãng hàng không như phí hạ cánh cũng cần thay đổi theo hướng cạnh tranh được với các cảng hàng không của các nước lân cận nhằm tăng lợi nhuận từ các hoạt động thương mại tại các ga hành khách. Đây chính là nguồn lực đầu tư cho cảng hàng không.
Đặc biệt, giải pháp tiết kiệm chi phí trong vận hành và quản lý cảng hàng không cần được triệt để áp dụng như thuê ngoài các dịch vụ hỗ trợ và cho các đơn vị tư nhân thuê các gian hàng trong sân bay.
Theo khảo sát của KDI, cơ sở vật chất của 13 cảng hàng không tại Việt Nam hiện nay là không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa. Theo đó, lưu lượng tại cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng) vượt 15 lần năng lực hoạt động, Cát Bi (Hải Phòng) vượt 5 lần, Vinh, Cao Lãnh, Rạch Giá, Phú Quốc vượt gấp đôi./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)