Sau khi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cảng biển đã bị các chủ tàu nước ngoài lạm thu nhiều khoản phụ phí vô lý thì việc quyền vận tải biển nội địa trong nước lại “rơi” vào các tàu nước ngoài đã khiến các chủ tàu trong nước lao đao trong việc giành lại thị phần.
Đây là một nghịch lý trong vận chuyển hàng hải nội địa đang diễn ra ở các chủ tàu và hàng ở Việt Nam khi liên tục bị tàu nước ngoài gia tăng sức ép.
Đánh mất thị phần
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, hiện có khoảng 36 tàu mang cờ nước ngoài tham gia vào các tuyến vận tải nội địa Việt Nam, với tổng trọng tải lên tới 602.415 nghìn tấn, trong đó có cả những tên tuổi trong ngành vận tải biển thế giới như: Maersk lines, NYK…. đã gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các tàu trong nước.
Phần lớn, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội chủ tàu đều cho rằng, hiện các đội tàu biển Việt Nam có đủ năng lực thực hiện quyền vận tải nội địa hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế thị trường nội địa vẫn có “cửa” để các đội tàu nước ngoài vào khai thác.
Theo ông Trần Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thời gian qua, việc tàu biển nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng hóa trên một số tuyến nội địa giữa các cảng biển Việt Nam phần nào ảnh hưởng đến quyền ưu tiên của đội tàu biển trong nước.
Đại diện Công ty cổ phần đại lý liên hiệp Gemadept cho biết: “Vận tải nội địa hiện nay đang gặp vô cùng khó khăn vì không có hàng để vận chuyển, các doanh nghiệp không dám đưa tàu vào chạy nội địa vì chi phí cao, doanh thu thấp và không thể cạnh tranh với hãng tàu lớn của nước ngoài như NKY, CMA hiện đang được cấp phép hoạt động nội địa.”
“Đội tàu nước ngoài với vốn lớn, hiện đại vừa kết hợp vận tải nội địa với vận tải quốc tế nên giá cước thường thấp hơn nên đội tàu Việt Nam không thể cạnh tranh,” đại diện Công ty cổ phần đại lý liên hiệp Gemadept nhận định.
Các doanh nghiệp đưa ra dẫn chứng, việc cho phép tàu nước ngoài vận chuyển nội địa là không đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, đội tàu Việt đạt hơn 7 triệu tấn tàu nhưng thị phần vận tải ngày càng ít đi, đối với vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, tàu trong nước gần như mất hẳn thị phần.
Theo ông Bùi Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, hiện nay nhiều hãng tàu nước ngoài thường tham gia vận chuyển hàng nội địa, đặc biệt là chuyên chở bằng Container thông qua nhiều hình thức như liên doanh, hợp tác mở tuyến trao đổi chỗ… nhưng thực chất là hình thức “lách luật” để cho tàu hoạt động khai thác vận chuyển tuyến nội địa.
Đồng tình quan điểm đó, Lê Minh Khôi, Phó Tổng Giám đốc công ty vận tải Biển Đông khẳng định, các chủ tàu Việt luôn bị đe dọa bởi sự tham gia thị trường vận tải của các hãng tàu nước ngoài.
Ông Khôi đưa ra dẫn chứng, vào một số thời điểm nhất định như tháng Tư, tháng Mười một, Mười hai, sản lượng hàng hóa nội địa mới đảm bảo xếp đầy tàu, thời gian còn lại đều rơi vào tình cảnh “khan” hàng.
Siết chặt cấp phép vận tải
Lý giải cho sự “lép vế” của tàu trong nước, ông Khôi cho biết: “Thực tế, thua lỗ trong kinh doanh vận tải nội địa đã dẫn đến các hãng tàu trong nước đã phải cho tàu đi thuê định hạn ở nước ngoài như các tàu của Vinalines, Container, Đông Đô, Biển Đông...”
“Chỉ trừ khi những con tàu không đủ điều kiện kỹ thuật, giấy phép... mới phải chấp nhận khai thác tuyến nội địa. Đây là yếu tố làm giảm chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của tàu trong nước so với tàu nước ngoài,” ông Khôi nhận định.
Bên cạnh đó, chính quy định về tuổi tàu, mức thuế cao đã khiến các chủ tàu phải đăng ký treo cờ nước ngoài.
Cụ thể, theo Nghị đinh số 29/2009/NĐ-CP quy định tàu mua mới trên 15 tuổi không được phép đăng ký quốc tịch Việt Nam cùng với mức thuế quá cao nên buộc các chủ tàu phải đăng ký treo cờ nước ngoài và mất quyền vận tải nội địa ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Để tạo điều kiện cho các chủ tàu Việt Nam trong vận chuyển tuyến nội địa, các đơn vị kinh doanh tàu đã đề nghị Cục Hàng hải có ý kiến đề xuất với Bộ Giao thông vận tải cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc cấp phép vận tải.
Hiệp Hội chủ tàu Việt Nam đã kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam cần ưu tiên tuyệt đối hàng vận chuyển nội địa cho đội tàu treo cờ Việt Nam của các doanh nghiệp Việt Nam và phải xem xét thận trọng việc tàu biển nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng hóa trên tuyến nội địa giữa các cảng biển Việt Nam nhằm bảo vệ quyền ưu tiên vận tải nội địa đối với đội tàu Việt Nam.
Trong trường hợp đội tàu treo cờ Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nội địa thì ưu tiên tiếp theo là đội tàu của doanh nghiệp Việt Nam treo cờ nước ngoài.
“Tàu treo cờ nước ngoài do doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp quản lý, khai thác hoặc cho doanh nghiệp Việt Nam thuê dưới mọi hình thức chỉ được cấp phép vận tải nội địa khi doanh nghiệp Việt Nam chưa có loại tàu phù hợp để vận chuyển hàng hóa đó hoặc không thể đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa,” ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội chủ tàu Việt Nam cho biết.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải sẽ không giải quyết việc tàu biển nước ngoài tham gia vận chuyển các loại hàng tổng hợp, hàng rời, Container và các loại hàng hóa khác mà đội tàu biển Việt Nam có thể đáp ứng được.
Đồng thời, Chính phủ cũng cần ban hành và sửa đổi các văn bản quy định về điều kiện và thủ tục quyết định việc tàu biển nước ngoài than gia vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý trên tuyến nội địa giữa các cẳng biển Việt Nam./.
Đây là một nghịch lý trong vận chuyển hàng hải nội địa đang diễn ra ở các chủ tàu và hàng ở Việt Nam khi liên tục bị tàu nước ngoài gia tăng sức ép.
Đánh mất thị phần
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, hiện có khoảng 36 tàu mang cờ nước ngoài tham gia vào các tuyến vận tải nội địa Việt Nam, với tổng trọng tải lên tới 602.415 nghìn tấn, trong đó có cả những tên tuổi trong ngành vận tải biển thế giới như: Maersk lines, NYK…. đã gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các tàu trong nước.
Phần lớn, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội chủ tàu đều cho rằng, hiện các đội tàu biển Việt Nam có đủ năng lực thực hiện quyền vận tải nội địa hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế thị trường nội địa vẫn có “cửa” để các đội tàu nước ngoài vào khai thác.
Theo ông Trần Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thời gian qua, việc tàu biển nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng hóa trên một số tuyến nội địa giữa các cảng biển Việt Nam phần nào ảnh hưởng đến quyền ưu tiên của đội tàu biển trong nước.
Đại diện Công ty cổ phần đại lý liên hiệp Gemadept cho biết: “Vận tải nội địa hiện nay đang gặp vô cùng khó khăn vì không có hàng để vận chuyển, các doanh nghiệp không dám đưa tàu vào chạy nội địa vì chi phí cao, doanh thu thấp và không thể cạnh tranh với hãng tàu lớn của nước ngoài như NKY, CMA hiện đang được cấp phép hoạt động nội địa.”
“Đội tàu nước ngoài với vốn lớn, hiện đại vừa kết hợp vận tải nội địa với vận tải quốc tế nên giá cước thường thấp hơn nên đội tàu Việt Nam không thể cạnh tranh,” đại diện Công ty cổ phần đại lý liên hiệp Gemadept nhận định.
Các doanh nghiệp đưa ra dẫn chứng, việc cho phép tàu nước ngoài vận chuyển nội địa là không đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, đội tàu Việt đạt hơn 7 triệu tấn tàu nhưng thị phần vận tải ngày càng ít đi, đối với vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, tàu trong nước gần như mất hẳn thị phần.
Theo ông Bùi Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, hiện nay nhiều hãng tàu nước ngoài thường tham gia vận chuyển hàng nội địa, đặc biệt là chuyên chở bằng Container thông qua nhiều hình thức như liên doanh, hợp tác mở tuyến trao đổi chỗ… nhưng thực chất là hình thức “lách luật” để cho tàu hoạt động khai thác vận chuyển tuyến nội địa.
Đồng tình quan điểm đó, Lê Minh Khôi, Phó Tổng Giám đốc công ty vận tải Biển Đông khẳng định, các chủ tàu Việt luôn bị đe dọa bởi sự tham gia thị trường vận tải của các hãng tàu nước ngoài.
Ông Khôi đưa ra dẫn chứng, vào một số thời điểm nhất định như tháng Tư, tháng Mười một, Mười hai, sản lượng hàng hóa nội địa mới đảm bảo xếp đầy tàu, thời gian còn lại đều rơi vào tình cảnh “khan” hàng.
Siết chặt cấp phép vận tải
Lý giải cho sự “lép vế” của tàu trong nước, ông Khôi cho biết: “Thực tế, thua lỗ trong kinh doanh vận tải nội địa đã dẫn đến các hãng tàu trong nước đã phải cho tàu đi thuê định hạn ở nước ngoài như các tàu của Vinalines, Container, Đông Đô, Biển Đông...”
“Chỉ trừ khi những con tàu không đủ điều kiện kỹ thuật, giấy phép... mới phải chấp nhận khai thác tuyến nội địa. Đây là yếu tố làm giảm chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của tàu trong nước so với tàu nước ngoài,” ông Khôi nhận định.
Bên cạnh đó, chính quy định về tuổi tàu, mức thuế cao đã khiến các chủ tàu phải đăng ký treo cờ nước ngoài.
Cụ thể, theo Nghị đinh số 29/2009/NĐ-CP quy định tàu mua mới trên 15 tuổi không được phép đăng ký quốc tịch Việt Nam cùng với mức thuế quá cao nên buộc các chủ tàu phải đăng ký treo cờ nước ngoài và mất quyền vận tải nội địa ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Để tạo điều kiện cho các chủ tàu Việt Nam trong vận chuyển tuyến nội địa, các đơn vị kinh doanh tàu đã đề nghị Cục Hàng hải có ý kiến đề xuất với Bộ Giao thông vận tải cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc cấp phép vận tải.
Hiệp Hội chủ tàu Việt Nam đã kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam cần ưu tiên tuyệt đối hàng vận chuyển nội địa cho đội tàu treo cờ Việt Nam của các doanh nghiệp Việt Nam và phải xem xét thận trọng việc tàu biển nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng hóa trên tuyến nội địa giữa các cảng biển Việt Nam nhằm bảo vệ quyền ưu tiên vận tải nội địa đối với đội tàu Việt Nam.
Trong trường hợp đội tàu treo cờ Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nội địa thì ưu tiên tiếp theo là đội tàu của doanh nghiệp Việt Nam treo cờ nước ngoài.
“Tàu treo cờ nước ngoài do doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp quản lý, khai thác hoặc cho doanh nghiệp Việt Nam thuê dưới mọi hình thức chỉ được cấp phép vận tải nội địa khi doanh nghiệp Việt Nam chưa có loại tàu phù hợp để vận chuyển hàng hóa đó hoặc không thể đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa,” ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội chủ tàu Việt Nam cho biết.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải sẽ không giải quyết việc tàu biển nước ngoài tham gia vận chuyển các loại hàng tổng hợp, hàng rời, Container và các loại hàng hóa khác mà đội tàu biển Việt Nam có thể đáp ứng được.
Đồng thời, Chính phủ cũng cần ban hành và sửa đổi các văn bản quy định về điều kiện và thủ tục quyết định việc tàu biển nước ngoài than gia vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý trên tuyến nội địa giữa các cẳng biển Việt Nam./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)