Ngày 6/3, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phóng viên báo chí, văn nghệ sỹ trẻ góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tham dự Hội nghị có giáo sư-tiến sỹ Hoàng Chí Bảo (Hội đồng lý luận Trung ương); tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban thường vụ Quốc hội) và tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Đây là diễn đàn để phóng viên báo chí, văn nghệ sỹ trẻ thể hiện ý kiến, nguyện vọng, tâm huyết, phát huy trí tuệ tập thể tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các ý kiến góp ý thống nhất khẳng định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cơ bản thể hiện tính kế thừa Hiến pháp hiện hành và có nhiều điểm mới; có nhiều điều, khoản tiến bộ và có tầm nhìn gắn với nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra.
Nghệ sỹ ưu tú, biên đạo múa-Phó trưởng đoàn Ca Múa Nhạc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam Cao Ngọc Ánh đánh giá Điều 44 Chương II của dự thảo đã đánh dấu bước tiến trong việc xác lập đầy đủ hơn về quyền con người. Đồng thời thể hiện ý thức duy trì bản sắc văn hóa, nâng tầm nhận thức xã hội và thụ hưởng văn hóa cho mọi công dân Việt Nam.
Theo nghệ sỹ, đây là tiền đề hiện thực văn hóa bằng pháp luật về bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
Điều 44- Chương II dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ là cơ sở cho các địa phương, các đơn vị nghệ thuật chú trọng hơn đến trách nhiệm để người dân được thực hiện quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử dụng các cơ sở văn hóa.
Tuy nhiên, để thực hiện được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa cho mọi người thì nhà nước cần đầu tư cho những đơn vị làm văn hóa, tạo điều kiện để các đơn vị này phục vụ tốt nhất cho nhân dân.
Trên cơ sở đó, nghệ sỹ Cao Ngọc Ánh đề nghị bổ sung Điều 63 (sửa đổi, bổ sung Điều 67) nội dung chú trọng hơn đến an sinh cho văn hóa vì văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
Phóng viên Nguyệt Minh (Báo Thanh niên) nhận xét trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi không có một điều khoản nào nói về vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Dự thảo cũng không quy định về trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên, trong khi Hiến pháp hiện hành, tại Điều 36 và Điều 66 có quy định khá cụ thể về nội dung này.
Trên cơ sở phân tích này, đại biểu đề nghị giữ lại quy định hiện hành tại Điều 36 và Điều 66 của Hiến pháp 1992, hoặc quy định một điều mới về thanh niên, về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Hiến pháp sửa đổi, ở chương Chế độ chính trị.
Là người được đào tạo về chuyên ngành giáo dục học, tiến sỹ Nguyễn Thụy Anh mong muốn được góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp về mảng giáo dục, xã hội và một số điều liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên – nằm trong khuôn khổ chương II, III.
Theo tiến sỹ, dự thảo Hiến pháp cần nêu rõ hơn về quy định phổ cập giáo dục. Trước đây, trong Hiến pháp năm 1992 có nêu rõ: “Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.” Nhưng trong dự thảo Hiến pháp đã bị bỏ qua. tiến sỹ cho rằng đây là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng để thực hiện phổ cập giáo dục và đề nghị phổ cập giáo dục đến cấp nào cần được một lần nữa khẳng định trong Hiến pháp.
Hơn nữa, trong Điều 42 có ghi: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” – vậy nhấn mạnh phổ cập giáo dục là làm sáng tỏ quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc này, tiến sỹ phân tích.
Các ý kiến tại Hội nghị đã đóng góp về nhiều nội dung liên quan tới Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường…/.
Tham dự Hội nghị có giáo sư-tiến sỹ Hoàng Chí Bảo (Hội đồng lý luận Trung ương); tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban thường vụ Quốc hội) và tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Đây là diễn đàn để phóng viên báo chí, văn nghệ sỹ trẻ thể hiện ý kiến, nguyện vọng, tâm huyết, phát huy trí tuệ tập thể tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các ý kiến góp ý thống nhất khẳng định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cơ bản thể hiện tính kế thừa Hiến pháp hiện hành và có nhiều điểm mới; có nhiều điều, khoản tiến bộ và có tầm nhìn gắn với nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra.
Nghệ sỹ ưu tú, biên đạo múa-Phó trưởng đoàn Ca Múa Nhạc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam Cao Ngọc Ánh đánh giá Điều 44 Chương II của dự thảo đã đánh dấu bước tiến trong việc xác lập đầy đủ hơn về quyền con người. Đồng thời thể hiện ý thức duy trì bản sắc văn hóa, nâng tầm nhận thức xã hội và thụ hưởng văn hóa cho mọi công dân Việt Nam.
Theo nghệ sỹ, đây là tiền đề hiện thực văn hóa bằng pháp luật về bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
Điều 44- Chương II dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ là cơ sở cho các địa phương, các đơn vị nghệ thuật chú trọng hơn đến trách nhiệm để người dân được thực hiện quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử dụng các cơ sở văn hóa.
Tuy nhiên, để thực hiện được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa cho mọi người thì nhà nước cần đầu tư cho những đơn vị làm văn hóa, tạo điều kiện để các đơn vị này phục vụ tốt nhất cho nhân dân.
Trên cơ sở đó, nghệ sỹ Cao Ngọc Ánh đề nghị bổ sung Điều 63 (sửa đổi, bổ sung Điều 67) nội dung chú trọng hơn đến an sinh cho văn hóa vì văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
Phóng viên Nguyệt Minh (Báo Thanh niên) nhận xét trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi không có một điều khoản nào nói về vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Dự thảo cũng không quy định về trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên, trong khi Hiến pháp hiện hành, tại Điều 36 và Điều 66 có quy định khá cụ thể về nội dung này.
Trên cơ sở phân tích này, đại biểu đề nghị giữ lại quy định hiện hành tại Điều 36 và Điều 66 của Hiến pháp 1992, hoặc quy định một điều mới về thanh niên, về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Hiến pháp sửa đổi, ở chương Chế độ chính trị.
Là người được đào tạo về chuyên ngành giáo dục học, tiến sỹ Nguyễn Thụy Anh mong muốn được góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp về mảng giáo dục, xã hội và một số điều liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên – nằm trong khuôn khổ chương II, III.
Theo tiến sỹ, dự thảo Hiến pháp cần nêu rõ hơn về quy định phổ cập giáo dục. Trước đây, trong Hiến pháp năm 1992 có nêu rõ: “Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.” Nhưng trong dự thảo Hiến pháp đã bị bỏ qua. tiến sỹ cho rằng đây là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng để thực hiện phổ cập giáo dục và đề nghị phổ cập giáo dục đến cấp nào cần được một lần nữa khẳng định trong Hiến pháp.
Hơn nữa, trong Điều 42 có ghi: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” – vậy nhấn mạnh phổ cập giáo dục là làm sáng tỏ quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc này, tiến sỹ phân tích.
Các ý kiến tại Hội nghị đã đóng góp về nhiều nội dung liên quan tới Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường…/.
Quỳnh Hoa (TTXVN)