Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn và phổ biến rộng rãi tài liệu về Văn miếu Bắc Ninh - một công trình kiến trúc điêu khắc đặc sắc có giá trị lịch sử, văn hóa phản ánh truyền thống khoa bảng của vùng quê Kinh Bắc qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước thuộc các triều đại phong kiến Việt Nam.
Đây là một hoạt động hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tài liệu này cho biết Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng có 677 vị đại khoa, chiếm gần 1/4 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh.
Văn miếu được khởi dựng vào thời Lê Sơ cách ngày nay mấy trăm năm, tại tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn (nay thuộc phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh).
Tổng thể công trình Văn miếu gồm Tiền tế 5 gian, hai bên hồi hậu đường là Bi Đình 3 gian, 2 dĩ, hai bên hồi tiền đường là Hội đồng trị sự và Tạo soạn, hai bên sân trước Tiền tế là nhà Tả vu và hữu vu, chính diện có bia bình phong "Bắc Ninh tỉnh trùng tu văn miếu bi ký" khởi dựng năm 1928.
Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ lim.
Văn miếu thờ Khổng Tử, Tứ Phối với 12 tấm bia đá "Kim Bảng Nam phương" lưu danh các vị đại khoa quê hương Kinh Bắc bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang và một số vùng thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội), Văn Lâm, Văn Giang (Hưng Yên).
Văn miếu Bắc Ninh còn lại 15 tấm bia đá, trong đó có 12 bia "Kim Bảng Nam phương" dựng năm 1889 có kích thước lòng bia như nhau được đặt trên các con rùa đá, trần bia được trang trí lưỡng long chầu mặt trời, ở điểm bên phải của mỗi bia được khắc vị trí của bia đó trong nhà bia.
Một bia phụ nhỏ có kích thước lòng bia khắc vào năm 1896 ghi chép lại số lượng các vị quan viên cung tiến vào Văn miếu để làm tự điền.
Đặc biệt có 1 tấm bia kích thước gần 10m2 được coi là báu vật của Văn miếu được dựng ở ngoài sân mang tên "Bắc Ninh tỉnh trùng tu văn miếu bi ký" khắc vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928).
Cùng với Thủ Đô Hà Nội, cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, qui mô, trang trọng.
Văn miếu này với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc xa xưa.
Chính vì điều này, Văn miếu Bắc Ninh trở thành điểm du lịch văn hoá truyền thống đặc sắc thu hút du khách đến tham quan./.
Đây là một hoạt động hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tài liệu này cho biết Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng có 677 vị đại khoa, chiếm gần 1/4 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh.
Văn miếu được khởi dựng vào thời Lê Sơ cách ngày nay mấy trăm năm, tại tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn (nay thuộc phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh).
Tổng thể công trình Văn miếu gồm Tiền tế 5 gian, hai bên hồi hậu đường là Bi Đình 3 gian, 2 dĩ, hai bên hồi tiền đường là Hội đồng trị sự và Tạo soạn, hai bên sân trước Tiền tế là nhà Tả vu và hữu vu, chính diện có bia bình phong "Bắc Ninh tỉnh trùng tu văn miếu bi ký" khởi dựng năm 1928.
Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ lim.
Văn miếu thờ Khổng Tử, Tứ Phối với 12 tấm bia đá "Kim Bảng Nam phương" lưu danh các vị đại khoa quê hương Kinh Bắc bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang và một số vùng thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội), Văn Lâm, Văn Giang (Hưng Yên).
Văn miếu Bắc Ninh còn lại 15 tấm bia đá, trong đó có 12 bia "Kim Bảng Nam phương" dựng năm 1889 có kích thước lòng bia như nhau được đặt trên các con rùa đá, trần bia được trang trí lưỡng long chầu mặt trời, ở điểm bên phải của mỗi bia được khắc vị trí của bia đó trong nhà bia.
Một bia phụ nhỏ có kích thước lòng bia khắc vào năm 1896 ghi chép lại số lượng các vị quan viên cung tiến vào Văn miếu để làm tự điền.
Đặc biệt có 1 tấm bia kích thước gần 10m2 được coi là báu vật của Văn miếu được dựng ở ngoài sân mang tên "Bắc Ninh tỉnh trùng tu văn miếu bi ký" khắc vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928).
Cùng với Thủ Đô Hà Nội, cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, qui mô, trang trọng.
Văn miếu này với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc xa xưa.
Chính vì điều này, Văn miếu Bắc Ninh trở thành điểm du lịch văn hoá truyền thống đặc sắc thu hút du khách đến tham quan./.
Đàm Dũng (Vietnam+)