Văn hóa Champa được tái hiện sống động qua cuộc triển lãm “Không gian văn hóa Chăm” chiều 28/5, tại Hà Nội, do Không gian sáng tạo Trung Nguyên phối hợp với các nghệ nhân Champa tổ chức và kéo dài đến ngày 11/6.
Các nghệ nhân mang tới triển lãm 50 sản phẩm tiêu biểu cho gốm Chăm xưa và nay. Trong đó, có 25 mẫu dạng làm theo kiểu cổ và 25 mẫu gốm hiện đại. Những mẫu gốm này phản ánh cách sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân Champa.
Triển lãm trưng bày các vật dụng bằng gốm người Chăm vẫn thường dùng như nồi nấu cơm, trách kho cá và lu đựng nước… Bên cạnh đó là những mẫu thuộc về mỹ nghệ như Tháp Chàm cổ kính, tượng những vị thần trong đạo Bàlamôn... Người Chăm quan niệm rằng, những ai giữ tượng các vị thần này sẽ được họ phù hộ.
Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu 30 mẫu hoa văn nền của thổ cẩm Chăm tưởng như đã bị thất truyền, cùng với 50 mẫu hoa văn được cách điệu.
Bà Thuận Thị Trụ, nghệ nhân đã nhận danh hiệu “Bàn tay vàng thổ cẩm Việt Nam,” người thành lập công ty thổ cẩm duy nhất ở Việt Nam tâm sự, mấy chục năm trước nhiều mẫu hoa văn nền bị lãng quên. Lo ngại trước sự mai một của thổ cẩm Chăm, bà Trụ đã bỏ tiền, công sức nghiên cứu, sưu tầm và cách tân chúng.
Tại triển lãm, ông Trần Tiến Hồng, Giám đốc Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã nhận xét rằng thổ cẩm Chăm phong phú hơn thổ cẩm của các dân tộc khác ở hoa văn, màu sắc và kiểu cách. Do đó, thị trường của thổ cẩm Chăm không chỉ rộng trong nước mà còn vươn được ra nước ngoài.
“Trước kia ta đã từng lo thổ cẩm Chăm bị mai một. Ngày nay có thể nói nó đã được phục hưng,” ông Hồng tự hào.
Ngoài gốm và thổ cẩm, triển lãm còn trưng bày 10 bản sách cổ của dân tộc Chăm và 80 đầu sách mới gồm những sáng tác của nghệ sĩ Chăm, các nghiên cứu về dân tộc Champa của nhiều tác giả trong và ngoài nước như “Lễ hội RiJa Nưga,” “Truyện cổ dân gian Chăm,” bộ “Tagalau”…/.
Các nghệ nhân mang tới triển lãm 50 sản phẩm tiêu biểu cho gốm Chăm xưa và nay. Trong đó, có 25 mẫu dạng làm theo kiểu cổ và 25 mẫu gốm hiện đại. Những mẫu gốm này phản ánh cách sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân Champa.
Triển lãm trưng bày các vật dụng bằng gốm người Chăm vẫn thường dùng như nồi nấu cơm, trách kho cá và lu đựng nước… Bên cạnh đó là những mẫu thuộc về mỹ nghệ như Tháp Chàm cổ kính, tượng những vị thần trong đạo Bàlamôn... Người Chăm quan niệm rằng, những ai giữ tượng các vị thần này sẽ được họ phù hộ.
Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu 30 mẫu hoa văn nền của thổ cẩm Chăm tưởng như đã bị thất truyền, cùng với 50 mẫu hoa văn được cách điệu.
Bà Thuận Thị Trụ, nghệ nhân đã nhận danh hiệu “Bàn tay vàng thổ cẩm Việt Nam,” người thành lập công ty thổ cẩm duy nhất ở Việt Nam tâm sự, mấy chục năm trước nhiều mẫu hoa văn nền bị lãng quên. Lo ngại trước sự mai một của thổ cẩm Chăm, bà Trụ đã bỏ tiền, công sức nghiên cứu, sưu tầm và cách tân chúng.
Tại triển lãm, ông Trần Tiến Hồng, Giám đốc Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã nhận xét rằng thổ cẩm Chăm phong phú hơn thổ cẩm của các dân tộc khác ở hoa văn, màu sắc và kiểu cách. Do đó, thị trường của thổ cẩm Chăm không chỉ rộng trong nước mà còn vươn được ra nước ngoài.
“Trước kia ta đã từng lo thổ cẩm Chăm bị mai một. Ngày nay có thể nói nó đã được phục hưng,” ông Hồng tự hào.
Ngoài gốm và thổ cẩm, triển lãm còn trưng bày 10 bản sách cổ của dân tộc Chăm và 80 đầu sách mới gồm những sáng tác của nghệ sĩ Chăm, các nghiên cứu về dân tộc Champa của nhiều tác giả trong và ngoài nước như “Lễ hội RiJa Nưga,” “Truyện cổ dân gian Chăm,” bộ “Tagalau”…/.
Thúy Mơ (Vietnam+)