Hãng thông tấn AAP của Australia đưa tin trong cuộc bỏ phiếu đêm 18/10, Australia đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2013-2014, với số phiếu ủng hộ là 140/193
Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên của nhóm Tây Âu và các nước khác, Australia vượt qua hai đối thủ là Luxembourg (giành 128/193 phiếu) và Phần Lan (giành 108/193 phiếu).
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1986, Australia có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trước đó, Australia đã bốn lần là ủy viên không thường trực của cơ quan này.
Ngoại trưởng Australia Bob Carr cho biết Canberra đã tiêu tốn số tiền “vừa phải” là 25 triệu USD cho chiến dịch kéo dài năm năm nhằm vận động các nước ủng hộ Australia. Tuy nhiên, ông Tony Abbott, lãnh đạo phe đối lập tại Australia, lại cho rằng Australia giành ghế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với “chi phí đắt,” đồng thời cảnh báo Australia không được lãng phí các cơ hội.
[Năm nước được bầu vào thường trực HĐBA LHQ]
Trái ngược với quan điểm của ông Tony Abbott, Thư ký Quốc hội về các vấn đề đối ngoại Richard Marles khẳng định số tiền mà Australia bỏ ra để vận động các nước là cần thiết. Ông Richard Marles nói: “Mọi người dân Australia cần cảm thấy thấy hãnh diện trước chiến thắng lớn của quốc gia trên trường quốc tế.”
Chính phủ của Thủ tướng Julia Gillard tin tưởng việc giành được ghế không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là minh chứng cho thấy thế giới đánh giá Australia là một “quốc gia lớn, thành viên toàn cầu tốt.” Điều này sẽ giúp Australia tăng cường ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu cũng như tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Giám đốc điều hành Cơ quan viện trợ Oxfam của Australia, ông Andrew Hewett, hy vọng khi là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Australia sẽ có cơ hội lịch sử để giúp cải thiện cuộc sống của những người chịu ảnh hưởng từ các cuộc xung đột và bất ổn khắp thế giới.
Trong khi đó, người phát ngôn về các vấn đề đối ngoại của phe đối lập, bà Julie Bishop, tuyên bố nếu Liên đảng lên nắm quyền sau cuộc bầu cử tới thì họ sẽ sử dụng vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Australia để thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc./.
Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên của nhóm Tây Âu và các nước khác, Australia vượt qua hai đối thủ là Luxembourg (giành 128/193 phiếu) và Phần Lan (giành 108/193 phiếu).
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1986, Australia có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trước đó, Australia đã bốn lần là ủy viên không thường trực của cơ quan này.
Ngoại trưởng Australia Bob Carr cho biết Canberra đã tiêu tốn số tiền “vừa phải” là 25 triệu USD cho chiến dịch kéo dài năm năm nhằm vận động các nước ủng hộ Australia. Tuy nhiên, ông Tony Abbott, lãnh đạo phe đối lập tại Australia, lại cho rằng Australia giành ghế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với “chi phí đắt,” đồng thời cảnh báo Australia không được lãng phí các cơ hội.
[Năm nước được bầu vào thường trực HĐBA LHQ]
Trái ngược với quan điểm của ông Tony Abbott, Thư ký Quốc hội về các vấn đề đối ngoại Richard Marles khẳng định số tiền mà Australia bỏ ra để vận động các nước là cần thiết. Ông Richard Marles nói: “Mọi người dân Australia cần cảm thấy thấy hãnh diện trước chiến thắng lớn của quốc gia trên trường quốc tế.”
Chính phủ của Thủ tướng Julia Gillard tin tưởng việc giành được ghế không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là minh chứng cho thấy thế giới đánh giá Australia là một “quốc gia lớn, thành viên toàn cầu tốt.” Điều này sẽ giúp Australia tăng cường ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu cũng như tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Giám đốc điều hành Cơ quan viện trợ Oxfam của Australia, ông Andrew Hewett, hy vọng khi là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Australia sẽ có cơ hội lịch sử để giúp cải thiện cuộc sống của những người chịu ảnh hưởng từ các cuộc xung đột và bất ổn khắp thế giới.
Trong khi đó, người phát ngôn về các vấn đề đối ngoại của phe đối lập, bà Julie Bishop, tuyên bố nếu Liên đảng lên nắm quyền sau cuộc bầu cử tới thì họ sẽ sử dụng vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Australia để thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc./.
Võ Giang/Sydney (Vietnam+)