Ngày 16/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2005- 2010.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết vấn đề môi trường gây bức xúc và ngày càng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Cụ thể, tài nguyên rừng và biển bị xuống cấp; đa dạng sinh học bị suy giảm; ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản; suy thoái môi trường do đất đai xói mòn và canh tác quá mức trong sản xuất nông nghiệp; môi trường ao hồ, sông bị ô nhiễm do chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề; ô nhiễm rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong 5 năm qua, Bộ đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án khí sinh học, đã có trên 600.000 công trình góp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản, nhà máy đường, chế biến lâm sản và cà phê đã bước đầu áp dụng công nghệ sản xuất sạch. Các tiêu chuẩn phục vụ sản xuất các sản phẩm an toàn sinh học VietGAP đối với các sản phẩm rau, quả, chè, và thủy sản đã được áp dụng ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, cả nước đã thiết lập được 164 khu rừng đặc dụng, đẩy mạng hoạt động bảo tồn biển... góp phần phục hồi và cải thiện môi trường.
Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu trong nhiều lĩnh vực của ngành ít do công tác nghiên cứu, điều tra chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp nên thiếu số liệu để đánh giá thực trạng một cách tin cậy để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành.
Ngoài ra, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, tổ chức triển khai về môi trường tại các viện, địa phương còn thiếu hoặc chưa đồng bộ nên trong quá trình phát triển sản xuất, ngành sẽ phải đối mặt với những thách thức như ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; bất cập trong quản lý tài nguyên và môi trường và những khó khăn trong sản xuất do khả năng tiếp cận khoa học công nghệ cũng như hạn chế trong đầu tư sản xuất.
Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, giai đoạn 2011-2015, Bộ sẽ tăng cường năng lực hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn đế đáp ứng yêu cầu về quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất; tổ chức điều tra, đánh giá tác động môi trường tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm có tác động xấu tới môi trường.
Ngoài ra, Bộ cũng đẩy mạnh việc triển khai các dự án khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường, đặc biệt là các điểm nóng về môi trường./.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết vấn đề môi trường gây bức xúc và ngày càng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Cụ thể, tài nguyên rừng và biển bị xuống cấp; đa dạng sinh học bị suy giảm; ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản; suy thoái môi trường do đất đai xói mòn và canh tác quá mức trong sản xuất nông nghiệp; môi trường ao hồ, sông bị ô nhiễm do chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề; ô nhiễm rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong 5 năm qua, Bộ đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án khí sinh học, đã có trên 600.000 công trình góp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản, nhà máy đường, chế biến lâm sản và cà phê đã bước đầu áp dụng công nghệ sản xuất sạch. Các tiêu chuẩn phục vụ sản xuất các sản phẩm an toàn sinh học VietGAP đối với các sản phẩm rau, quả, chè, và thủy sản đã được áp dụng ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, cả nước đã thiết lập được 164 khu rừng đặc dụng, đẩy mạng hoạt động bảo tồn biển... góp phần phục hồi và cải thiện môi trường.
Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu trong nhiều lĩnh vực của ngành ít do công tác nghiên cứu, điều tra chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp nên thiếu số liệu để đánh giá thực trạng một cách tin cậy để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành.
Ngoài ra, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, tổ chức triển khai về môi trường tại các viện, địa phương còn thiếu hoặc chưa đồng bộ nên trong quá trình phát triển sản xuất, ngành sẽ phải đối mặt với những thách thức như ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; bất cập trong quản lý tài nguyên và môi trường và những khó khăn trong sản xuất do khả năng tiếp cận khoa học công nghệ cũng như hạn chế trong đầu tư sản xuất.
Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, giai đoạn 2011-2015, Bộ sẽ tăng cường năng lực hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn đế đáp ứng yêu cầu về quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất; tổ chức điều tra, đánh giá tác động môi trường tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm có tác động xấu tới môi trường.
Ngoài ra, Bộ cũng đẩy mạnh việc triển khai các dự án khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường, đặc biệt là các điểm nóng về môi trường./.
Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)