Ngày 16/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến và ông Nicolay Spassky, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Liên bang Nga Rosatom đã ký Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam và Liên bang Nga về việc vận chuyển vào Liên bang Nga các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Andrey G. Kovtun chứng kiến lễ ký.
Việc ký Hiệp định giữa Chính phủ hai nước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác giữa các cơ quan có liên quan của Việt Nam và Liên bang Nga trong việc đưa vào Liên bang Nga các thanh nhiên liệu hạt nhân độ giàu cao đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Quân và Phó Tổng Giám đốc Nicolay Spassky đều khẳng định đây là sự kiện quan trọng thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất tại Washington năm 2010 và hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai tại Seoul năm 2012.
Hiệp định này cùng với các Hiệp định về xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân, đã tái khẳng định sự hợp tác mang tầm chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
“Các hiệp định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ của Liên bang Nga trong xây dựng, phát triển ngành năng lượng nguyên tử non trẻ của Việt Nam, cũng như trong việc thực hiện các cam kết về bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân,” Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Từ năm 2007, Việt Nam đã tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò Đà Lạt từ loại nhiên liệu có độ giàu cao (HEU) xuống loại nhiên liệu có độ giàu thấp (LEU).
Đây là sáng kiến của IAEA, Hoa Kỳ và Nga nhằm quản lý các nhiên liệu hạt nhân HEU sử dụng trong các lò phản ứng nghiên cứu trên thế giới do Hoa Kỳ hoặc Nga chế tạo, không để các nhiên liệu này bị sử dụng vào mục đích phi hòa bình.
Tháng 9/2007, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn 1 của Chương trình bằng việc chuyển trả về Nga 35 thanh nhiên liệu HEU chưa qua sử dụng của lò Đà Lạt và nhận lại 36 thanh nhiên liệu LEU chưa qua sử dụng do Nga chế tạo.
Tháng 12/2010, Việt Nam đã thực hiện giai đoạn 2 của Chương trình với việc tiếp nhận và vận chuyển 66 thanh nhiên liệu LEU về lò Đà Lạt nhằm thay thế toàn bộ số nhiên liệu HEU đang sử dụng trong lò.
Trong năm 2011, việc khởi động vật lý và khởi động năng lượng lò Đà Lạt với nhiên liệu LEU đã được thực hiện thành công.
Dự kiến, các thanh nhiên liệu HEU đã qua sử dụng sẽ được vận chuyển về Liên bang Nga vào khoảng tháng 5/2013./.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Andrey G. Kovtun chứng kiến lễ ký.
Việc ký Hiệp định giữa Chính phủ hai nước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác giữa các cơ quan có liên quan của Việt Nam và Liên bang Nga trong việc đưa vào Liên bang Nga các thanh nhiên liệu hạt nhân độ giàu cao đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Quân và Phó Tổng Giám đốc Nicolay Spassky đều khẳng định đây là sự kiện quan trọng thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất tại Washington năm 2010 và hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai tại Seoul năm 2012.
Hiệp định này cùng với các Hiệp định về xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân, đã tái khẳng định sự hợp tác mang tầm chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
“Các hiệp định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ của Liên bang Nga trong xây dựng, phát triển ngành năng lượng nguyên tử non trẻ của Việt Nam, cũng như trong việc thực hiện các cam kết về bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân,” Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Từ năm 2007, Việt Nam đã tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò Đà Lạt từ loại nhiên liệu có độ giàu cao (HEU) xuống loại nhiên liệu có độ giàu thấp (LEU).
Đây là sáng kiến của IAEA, Hoa Kỳ và Nga nhằm quản lý các nhiên liệu hạt nhân HEU sử dụng trong các lò phản ứng nghiên cứu trên thế giới do Hoa Kỳ hoặc Nga chế tạo, không để các nhiên liệu này bị sử dụng vào mục đích phi hòa bình.
Tháng 9/2007, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn 1 của Chương trình bằng việc chuyển trả về Nga 35 thanh nhiên liệu HEU chưa qua sử dụng của lò Đà Lạt và nhận lại 36 thanh nhiên liệu LEU chưa qua sử dụng do Nga chế tạo.
Tháng 12/2010, Việt Nam đã thực hiện giai đoạn 2 của Chương trình với việc tiếp nhận và vận chuyển 66 thanh nhiên liệu LEU về lò Đà Lạt nhằm thay thế toàn bộ số nhiên liệu HEU đang sử dụng trong lò.
Trong năm 2011, việc khởi động vật lý và khởi động năng lượng lò Đà Lạt với nhiên liệu LEU đã được thực hiện thành công.
Dự kiến, các thanh nhiên liệu HEU đã qua sử dụng sẽ được vận chuyển về Liên bang Nga vào khoảng tháng 5/2013./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)