Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) vừa có văn bản đề nghị Thủtướng Chính phủ, Ủy Ban Pháp luật của Quốc hội cùng các bộ Khoa học và Côngnghệ, Tài chính và Công Thương xem xét sự việc Hyundai Thành Công được phép nhập5.000 bộ linh kiện không đạt độ rời rạc theo quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN củaBộ Khoa học và Công nghệ.
Theo VAMA, Công ty Hyundai Thành công được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phépnhập khẩu 5.000 bộ linh kiện xe ôtô từ 9 chỗ trở xuống, với độ rời rạc thấp hơnyêu cầu nêu trong quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệban hành ngày 11/2/2005 để chạy thử dây chuyền sản xuất. Cụ thể, phần thân xe đãđược sản xuất hoàn chỉnh, đã hàn và sơn tĩnh điện trước khi nhập khẩu.
Xung quanh vấn đề này, VAMA bày tỏ quan ngại tại sao Công ty Hyundai ThànhCông lại phải nhập khẩu thân xe hoàn chỉnh để chạy thử dây chuyền, trong khi họđã đầu tư vào dây chuyền hàn và sơn tĩnh điện theo yêu cầu của Quyết định115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ngày 27/10/2004. Côngty Hyundai Thành Công hoàn toàn có thể nhập khẩu thân xe rời rạc từng mảng đểchạy thử dây chuyền hàn và sơn tĩnh điện.
VAMA cũng cho rằng việc Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép Hyundai Thành Côngnhập khẩu 5.000 bộ linh kiện là số lượng quá lớn so với mục đích chạy thử dâychuyền sản xuất. Mặt khác, nhờ đó mà Hyundai Thành Công còn được áp dụng mứcthuế linh kiện thay vì mức thuế của xe ôtô nguyên chiếc.
VAMA nhấn mạnh, “đây là ưu đãi quá lớn và chưa có tiền lệ đối với HuyndaiThành Công, gây cạnh tranh không công bằng giữa các nhà sản xuất, đồng thời gâythất thu một khoản thuế rất lớn."
Bên cạnh đó, VAMA nhận thấy rằng, theo yêu cầu về độ rời rạc của quyết định05/2005/QĐ-BKHCN, trong đó có 4 điều kiện áp dụng đối với xe ôtô con bao gồm:“Một là thân ôtô: rời thành từng mảng, chưa hàn, tán, chưa sơn tĩnh điện. Trườnghợp đặc biệt phải được sự chấp thuận của Bộ Khoa học và Công nghệ; hai là độngcơ: hoàn chỉnh và có thể lắp liền với bộ ly hợp và hộp số; ba là hệ thống truyềnđộng: đã hoặc chưa lắp cùng với hệ thống phanh; bốn là hệ thống điện, đèn vàtiện nghi: hệ thống dây điện, bảng điện, đèn và tiện nghi trong ôtô để rời."
Đối chiếu với bốn điều kiện trên, VAMA cho rằng, chỉ có duy nhất yêu cầu vềđộ rời rạc của thân xe là điều kiện chính nhằm thúc đẩy nội địa hóa để pháttriển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Vì vậy, VAMA quan ngại rằng việc cho phépnhập khẩu một số lượng quá lớn các bộ linh kiện với thân xe hoàn chỉnh nêu trênsẽ tạo tiền lệ không tốt, gây ảnh hưởng đến chủ trương thúc đẩy nội địa hóangành công nghiệp ôtô Việt Nam của Chính phủ.
Với quan ngại trên, VAMA đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại sự việc củaHyundai Thành Công nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để các doanh nghiệpsản xuất ôtô trong nước yên tâm sản xuất./.
Theo VAMA, Công ty Hyundai Thành công được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phépnhập khẩu 5.000 bộ linh kiện xe ôtô từ 9 chỗ trở xuống, với độ rời rạc thấp hơnyêu cầu nêu trong quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệban hành ngày 11/2/2005 để chạy thử dây chuyền sản xuất. Cụ thể, phần thân xe đãđược sản xuất hoàn chỉnh, đã hàn và sơn tĩnh điện trước khi nhập khẩu.
Xung quanh vấn đề này, VAMA bày tỏ quan ngại tại sao Công ty Hyundai ThànhCông lại phải nhập khẩu thân xe hoàn chỉnh để chạy thử dây chuyền, trong khi họđã đầu tư vào dây chuyền hàn và sơn tĩnh điện theo yêu cầu của Quyết định115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ngày 27/10/2004. Côngty Hyundai Thành Công hoàn toàn có thể nhập khẩu thân xe rời rạc từng mảng đểchạy thử dây chuyền hàn và sơn tĩnh điện.
VAMA cũng cho rằng việc Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép Hyundai Thành Côngnhập khẩu 5.000 bộ linh kiện là số lượng quá lớn so với mục đích chạy thử dâychuyền sản xuất. Mặt khác, nhờ đó mà Hyundai Thành Công còn được áp dụng mứcthuế linh kiện thay vì mức thuế của xe ôtô nguyên chiếc.
VAMA nhấn mạnh, “đây là ưu đãi quá lớn và chưa có tiền lệ đối với HuyndaiThành Công, gây cạnh tranh không công bằng giữa các nhà sản xuất, đồng thời gâythất thu một khoản thuế rất lớn."
Bên cạnh đó, VAMA nhận thấy rằng, theo yêu cầu về độ rời rạc của quyết định05/2005/QĐ-BKHCN, trong đó có 4 điều kiện áp dụng đối với xe ôtô con bao gồm:“Một là thân ôtô: rời thành từng mảng, chưa hàn, tán, chưa sơn tĩnh điện. Trườnghợp đặc biệt phải được sự chấp thuận của Bộ Khoa học và Công nghệ; hai là độngcơ: hoàn chỉnh và có thể lắp liền với bộ ly hợp và hộp số; ba là hệ thống truyềnđộng: đã hoặc chưa lắp cùng với hệ thống phanh; bốn là hệ thống điện, đèn vàtiện nghi: hệ thống dây điện, bảng điện, đèn và tiện nghi trong ôtô để rời."
Đối chiếu với bốn điều kiện trên, VAMA cho rằng, chỉ có duy nhất yêu cầu vềđộ rời rạc của thân xe là điều kiện chính nhằm thúc đẩy nội địa hóa để pháttriển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Vì vậy, VAMA quan ngại rằng việc cho phépnhập khẩu một số lượng quá lớn các bộ linh kiện với thân xe hoàn chỉnh nêu trênsẽ tạo tiền lệ không tốt, gây ảnh hưởng đến chủ trương thúc đẩy nội địa hóangành công nghiệp ôtô Việt Nam của Chính phủ.
Với quan ngại trên, VAMA đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại sự việc củaHyundai Thành Công nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để các doanh nghiệpsản xuất ôtô trong nước yên tâm sản xuất./.
Văn Xuyên (Vietnam+)