Hội thảo "Vai trò của các nhóm nữ nghị sĩ trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình," tổ chức ngày 14/12, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Hiện nay, ở các nước trong khu vực ASEAN và nhiều nước trên thế giới, việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn là vấn đề mới. Đến nay mới chỉ có 8 trên 10 quốc gia Đông Nam Á ban hành Luật liên quan đến vấn đề này. Malaysia là nước tiên phong trong việc ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 1994.
Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội thông qua năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Việc thực hiện luật này ở Việt Nam đang gặp khó khăn do nhiều người vẫn quan niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy sự can thiệp của cộng đồng xã hội và pháp luật vào các vụ việc bạo lực gia đình còn hạn chế.
Tại hội thảo, các nữ nghị sĩ đến từ Campuchia, Lào, Malaysia, Timor, Leste Pakistan, Hàn Quốc, Venezuela và Việt Nam đã và sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại quốc gia và trong khu vực.
Bên cạnh đó, các nữ nghị sĩ cũng trao đổi các giải pháp nhằm tăng cường vai trò và sự hợp tác của các nhóm nữ nghị sĩ nhằm nâng cao nhận thức trong việc xây dựng chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng như các vấn đề liên quan đến giới và phụ nữ.
Hội thảo do Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam phối hợp với Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam và các nhóm nữ nghị sĩ trong khu vực tổ chức, sẽ diễn ra đến ngày 15/12./.
Hiện nay, ở các nước trong khu vực ASEAN và nhiều nước trên thế giới, việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn là vấn đề mới. Đến nay mới chỉ có 8 trên 10 quốc gia Đông Nam Á ban hành Luật liên quan đến vấn đề này. Malaysia là nước tiên phong trong việc ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 1994.
Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội thông qua năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Việc thực hiện luật này ở Việt Nam đang gặp khó khăn do nhiều người vẫn quan niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy sự can thiệp của cộng đồng xã hội và pháp luật vào các vụ việc bạo lực gia đình còn hạn chế.
Tại hội thảo, các nữ nghị sĩ đến từ Campuchia, Lào, Malaysia, Timor, Leste Pakistan, Hàn Quốc, Venezuela và Việt Nam đã và sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại quốc gia và trong khu vực.
Bên cạnh đó, các nữ nghị sĩ cũng trao đổi các giải pháp nhằm tăng cường vai trò và sự hợp tác của các nhóm nữ nghị sĩ nhằm nâng cao nhận thức trong việc xây dựng chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng như các vấn đề liên quan đến giới và phụ nữ.
Hội thảo do Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam phối hợp với Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam và các nhóm nữ nghị sĩ trong khu vực tổ chức, sẽ diễn ra đến ngày 15/12./.
(TTXVN/Vietnam+)