Hội thảo "Vai trò nữ đại biểu Quốc hội tham gia vào hoạt động giám sát của Quốc hội," tổ chức ngày 9/6, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, nhằm gíúp các nữ đại biểu Quốc hội có thêm thông tin, kiến thức và nâng cao kỹ năng giám sát; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và của từng đại biểu nói riêng.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh rằng cùng với các chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Trong các nhiệm kỳ qua, hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội ngày càng được tăng cường, có nhiều đổi mới về cách thức tiến hành giám sát, nhất là trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp, chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội, các phiên giải trình của các vị thành viên Chính phủ tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Việc giám sát theo chuyên đề bước đầu có kết quả tốt, chất lượng ngày càng cao...
Bà Tòng Thị Phóng cho rằng hội thảo này là hoạt động hết sức thiết thực để các đại biểu Quốc hội trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng kỹ năng tham gia hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, của nữ đại biểu Quốc hội, góp phần hoàn thành trọng trách là người đại biểu nhân dân.
Phó chủ tịch Quốc hội bày tỏ niềm tự hào đối với các nữ đại biểu Quốc hội đã vượt qua khó khăn, thử thách vừa đảm bảo công việc chuyên môn nơi công tác vừa chăm lo vẹn tròn công việc gia đình và đã từng bước khẳng định vai trò nữ đại biểu Quốc hội của mình trong việc tích cực tham gia các hoạt động của Quốc hội, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động của Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị trong thời gian tới, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đưa hoạt động của nhóm không chỉ là diễn đàn của các nữ đại biểu Quốc hội mà còn phải thu hút được nhiều đại biểu nam tham gia nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động của Quốc hội...
Theo báo cáo tại Hội thảo, trong Quốc hội khóa XIII, tỷ lệ nữ đại biểu đạt 24,4 %, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ năm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã ứng cử và tái cử chỉ chiếm 35,2%, còn lại có đến 64,8% chị em trúng cử lần đầu, tỷ lệ nữ đại biểu dưới 40 tuổi chiếm khoảng 35% trong tổng số nữ đại biểu Quốc hội. Đây là thách thức lớn trong quá trình khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của các nữ đại biểu Quốc hội khi tham gia hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trong của Quốc gia.
Thực tế cho thấy để phát huy vai trò hiệu quả của Đại biểu Quốc hội nói chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng trong việc tham gia hoạt động giám sát là không đơn giản vì bên cạnh các thẩm quyền được pháp luật giao, các nữ đại biểu Quốc hội cần phải có các kiến thức, kỹ năng giám sát và cả các kinh nghiệm, thông tin đối với lĩnh vực, đối tượng đang được tiến hành giám sát...
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận, trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin trong các lĩnh vực như giám sát về kinh tế-ngân sách Nhà nước; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; phân tích báo cáo của Chính phủ phục vụ chất vấn; vấn đề cần quan tâm trong giám sát về y tế và dân số; giám sát về bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạt động giám sát.../.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh rằng cùng với các chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Trong các nhiệm kỳ qua, hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội ngày càng được tăng cường, có nhiều đổi mới về cách thức tiến hành giám sát, nhất là trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp, chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội, các phiên giải trình của các vị thành viên Chính phủ tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Việc giám sát theo chuyên đề bước đầu có kết quả tốt, chất lượng ngày càng cao...
Bà Tòng Thị Phóng cho rằng hội thảo này là hoạt động hết sức thiết thực để các đại biểu Quốc hội trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng kỹ năng tham gia hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, của nữ đại biểu Quốc hội, góp phần hoàn thành trọng trách là người đại biểu nhân dân.
Phó chủ tịch Quốc hội bày tỏ niềm tự hào đối với các nữ đại biểu Quốc hội đã vượt qua khó khăn, thử thách vừa đảm bảo công việc chuyên môn nơi công tác vừa chăm lo vẹn tròn công việc gia đình và đã từng bước khẳng định vai trò nữ đại biểu Quốc hội của mình trong việc tích cực tham gia các hoạt động của Quốc hội, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động của Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị trong thời gian tới, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đưa hoạt động của nhóm không chỉ là diễn đàn của các nữ đại biểu Quốc hội mà còn phải thu hút được nhiều đại biểu nam tham gia nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động của Quốc hội...
Theo báo cáo tại Hội thảo, trong Quốc hội khóa XIII, tỷ lệ nữ đại biểu đạt 24,4 %, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ năm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã ứng cử và tái cử chỉ chiếm 35,2%, còn lại có đến 64,8% chị em trúng cử lần đầu, tỷ lệ nữ đại biểu dưới 40 tuổi chiếm khoảng 35% trong tổng số nữ đại biểu Quốc hội. Đây là thách thức lớn trong quá trình khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của các nữ đại biểu Quốc hội khi tham gia hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trong của Quốc gia.
Thực tế cho thấy để phát huy vai trò hiệu quả của Đại biểu Quốc hội nói chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng trong việc tham gia hoạt động giám sát là không đơn giản vì bên cạnh các thẩm quyền được pháp luật giao, các nữ đại biểu Quốc hội cần phải có các kiến thức, kỹ năng giám sát và cả các kinh nghiệm, thông tin đối với lĩnh vực, đối tượng đang được tiến hành giám sát...
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận, trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin trong các lĩnh vực như giám sát về kinh tế-ngân sách Nhà nước; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; phân tích báo cáo của Chính phủ phục vụ chất vấn; vấn đề cần quan tâm trong giám sát về y tế và dân số; giám sát về bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạt động giám sát.../.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN)