Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Văn phòng đại diện Quỹ tài trợ Konrad Adenaur Foudation (KAS) Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực “Vai trò của báo chí đối với phát triển kinh tế bền vững” ngày 22/10 tại Hà Nội.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện các cơ quan báo chí, chuyên gia báo chí truyền thông, nhà quản lý đến từ 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Kinh tế là một trong những vấn đề lớn toàn cầu được báo chí quan tâm. Vấn đề phát triển kinh tế bền vững liên quan đến nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có liên quan về địa lý như các quốc gia Đông Nam Á, các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong… Do đó, hội thảo này có ý nghĩa thời sự thiết thực đối với những người làm báo 4 nước khi tập trung thảo luận, phân tích vai trò của báo chí đối với phát triển kinh tế bền vững.
Các đại biểu đã thảo luận về việc làm thế nào để báo chí viết về phát triển kinh tế có hiệu quả, bao quát các vấn đề phát triển bền vững với nhiều yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trường.
Bên cạnh đó, các đại biểu đưa ra sáng kiến, kinh nghiệm thu hút công chúng, phương thức đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực truyền thông về phát triển kinh tế; đóng góp ý kiến nhằm nâng cao tính phản biện, giám sát của báo chí đối với các vấn đề kinh tế…
Theo đánh giá của Phó Trưởng ban thường trực Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, Trần Bá Dung, Việt Nam có nền báo chí tiến bộ, phát triển nhanh với lực lượng báo chí đông đảo, phát triển phù hợp với xu hướng đa phương tiện của báo chí thế giới.
Hàng ngày, báo chí Việt Nam chuyển tải một lượng thông tin khổng lồ đến với hơn 86 triệu người dân trên khắp đất nước. Trong đó, thông tin kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng, mật độ cao và tỷ lệ thông tin lớn trên tất cả các loại hình báo chí, đáp ứng các mức độ nhu cầu khác nhau của công chúng về lĩnh vực này.
Thông tin kinh tế trên báo chí đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, thể hiện tính dân chủ, công khai, công bằng trong thông tin kinh tế và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. Các thông tin kinh tế đã tác động tích cực đến dư luận xã hội, các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế. Tuy nhiên, thông tin kinh tế trên báo chí hiện nay ở Việt Nam mới dừng ở mức độ phát hiện, phanh phui, trình bày thực trạng thiếu bền vững mà chưa chú trọng các giải pháp khắc phục. Vẫn còn có những bài báo thiếu phân tích sâu sắc từ góc độ kinh tế, thông tin chưa kiểm chứng, gây thiệt hại đến lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí lợi ích đất nước…
Ở các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, thông tin kinh tế trên báo chí cũng rất được chú ý. Tại Lào, phát thanh đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, Lào có 43 đài phát thanh nằm rải rác khắp các tỉnh, một số chương trình được phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số, đảm bảo truyền tải thông tin nhanh về nhiều vấn đề đến với người dân, nhất là thông tin kinh tế.
Tại Thái Lan, truyền thông có đóng góp tích cực vào sự cân bằng bền vững giữa phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế; đưa thông tin đầy đủ, nhất là thông tin cảnh báo cần thiết nhất đến người dân bằng những từ ngữ dễ hiểu.
Phía Campuchia chia sẻ các thông tin báo chí viết về môi trường và biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế bền vững.
Nhiều nhà báo Việt Nam đến từ các cơ quan báo chí lớn như báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, báo Đầu tư, báo Đồng Nai cũng chia sẻ nhiều thông tin về vai trò của báo chí đối với phát triển kinh tế bền vững, kinh nghiệm thông tin kinh tế quốc tế, phương pháp đưa thông tin kinh tế phức tạp trên báo chí…/.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện các cơ quan báo chí, chuyên gia báo chí truyền thông, nhà quản lý đến từ 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Kinh tế là một trong những vấn đề lớn toàn cầu được báo chí quan tâm. Vấn đề phát triển kinh tế bền vững liên quan đến nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có liên quan về địa lý như các quốc gia Đông Nam Á, các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong… Do đó, hội thảo này có ý nghĩa thời sự thiết thực đối với những người làm báo 4 nước khi tập trung thảo luận, phân tích vai trò của báo chí đối với phát triển kinh tế bền vững.
Các đại biểu đã thảo luận về việc làm thế nào để báo chí viết về phát triển kinh tế có hiệu quả, bao quát các vấn đề phát triển bền vững với nhiều yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trường.
Bên cạnh đó, các đại biểu đưa ra sáng kiến, kinh nghiệm thu hút công chúng, phương thức đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực truyền thông về phát triển kinh tế; đóng góp ý kiến nhằm nâng cao tính phản biện, giám sát của báo chí đối với các vấn đề kinh tế…
Theo đánh giá của Phó Trưởng ban thường trực Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, Trần Bá Dung, Việt Nam có nền báo chí tiến bộ, phát triển nhanh với lực lượng báo chí đông đảo, phát triển phù hợp với xu hướng đa phương tiện của báo chí thế giới.
Hàng ngày, báo chí Việt Nam chuyển tải một lượng thông tin khổng lồ đến với hơn 86 triệu người dân trên khắp đất nước. Trong đó, thông tin kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng, mật độ cao và tỷ lệ thông tin lớn trên tất cả các loại hình báo chí, đáp ứng các mức độ nhu cầu khác nhau của công chúng về lĩnh vực này.
Thông tin kinh tế trên báo chí đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, thể hiện tính dân chủ, công khai, công bằng trong thông tin kinh tế và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. Các thông tin kinh tế đã tác động tích cực đến dư luận xã hội, các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế. Tuy nhiên, thông tin kinh tế trên báo chí hiện nay ở Việt Nam mới dừng ở mức độ phát hiện, phanh phui, trình bày thực trạng thiếu bền vững mà chưa chú trọng các giải pháp khắc phục. Vẫn còn có những bài báo thiếu phân tích sâu sắc từ góc độ kinh tế, thông tin chưa kiểm chứng, gây thiệt hại đến lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí lợi ích đất nước…
Ở các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, thông tin kinh tế trên báo chí cũng rất được chú ý. Tại Lào, phát thanh đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, Lào có 43 đài phát thanh nằm rải rác khắp các tỉnh, một số chương trình được phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số, đảm bảo truyền tải thông tin nhanh về nhiều vấn đề đến với người dân, nhất là thông tin kinh tế.
Tại Thái Lan, truyền thông có đóng góp tích cực vào sự cân bằng bền vững giữa phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế; đưa thông tin đầy đủ, nhất là thông tin cảnh báo cần thiết nhất đến người dân bằng những từ ngữ dễ hiểu.
Phía Campuchia chia sẻ các thông tin báo chí viết về môi trường và biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế bền vững.
Nhiều nhà báo Việt Nam đến từ các cơ quan báo chí lớn như báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, báo Đầu tư, báo Đồng Nai cũng chia sẻ nhiều thông tin về vai trò của báo chí đối với phát triển kinh tế bền vững, kinh nghiệm thông tin kinh tế quốc tế, phương pháp đưa thông tin kinh tế phức tạp trên báo chí…/.
Thanh Giang (TTXVN)