Những ngày này, tại một số vùng trồng vải tập trung ở Thái Nguyên như Đồng Hỷ, Phổ Yên, Đại Từ... vải đang chín rộ.
Khắp các chợ, trục đường chính của thành phố Thái Nguyên, vải bày bán nhiều với giá từ 6.000 đồng đến 8.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm trước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên, sản lượng vải của toàn tỉnh năm nay ước đạt trên 14.000 tấn, cao hơn năm trước từ 3-5%. Vải được mùa, được giá nhưng người trồng vải vẫn không vui.
Chị Nguyễn Thị Dinh ở xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, một trong những vùng trồng vải nhiều nhất Thái Nguyên cho biết vải năm nay được giá nhưng cũng chẳng ăn thua bởi ngay từ đầu vụ các loại thuốc trừ bọ xít, chống rụng quả đã tăng giá hơn năm trước từ 20-30%.
Đến khi thu hoạch, giá nhân công cũng tăng 100.000-120.000 đồng/công, gần gấp đôi so với năm trước.
Để bán buôn, người mua yêu cầu chủ vườn phải bẻ vải xuống, bó thành từng túm nên trừ nhân công cũng chẳng còn là bao.
Tiếc của, gia đình chị Dinh và nhiều người trong xã dùng xe máy chở vải sang thành phố Thái Nguyên bán, mỗi chuyến được chừng 60-70kg, bán lẻ từ sáng đến tối được vài trăm nghìn, nhưng trừ các chi phí, số tiền còn lại cũng không đáng kể.
Sắp tới, gia đình chị Dinh sẽ chặt vải để chuyển sang trồng chè giống mới có mức thu nhập cao và ổn định hơn.
Nhiều hộ trồng vải ở Thái Nguyên cũng rơi vào tình cảnh tương tự như nhà chị Dinh. Do vậy dù có được giá hơn trước, bà con vẫn không mặn mà với cây vải.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thừa nhận cây vải đã từng góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân Thái Nguyên nhưng vài năm nay, diện tích trồng vải ở Thái Nguyên không tăng, thậm chí còn "teo" lại vì nhiều hộ quyết định chuyển đổi diện tích trồng vải sang các loại cây trồng khác.
Thêm vào đó, người trồng vải ở Thái Nguyên chưa được hỗ trợ, tiếp cận với công nghệ chế biến vải sau thu hoạch nên cách chế biến hiện nay chủ yếu vẫn là sấy khô bằng lò thủ công, khiến cho giá trị của cây vải thấp, thiếu tính bền vững.
Trước thực tế này, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân trong thời gian tới không chặt bỏ cây vải mà tập trung đầu tư, thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng quả vải, đưa giống vải chín sớm vào trồng, sản xuất và canh tác vải theo quy trình VietGAP nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và có cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường...
Tuy nhiên, để làm được điều này cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân cụ thể, nhất là về giống, kỹ thuật, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 4.400ha vải, chủ yếu là giống vải thiều Thanh Hà./.
Khắp các chợ, trục đường chính của thành phố Thái Nguyên, vải bày bán nhiều với giá từ 6.000 đồng đến 8.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm trước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên, sản lượng vải của toàn tỉnh năm nay ước đạt trên 14.000 tấn, cao hơn năm trước từ 3-5%. Vải được mùa, được giá nhưng người trồng vải vẫn không vui.
Chị Nguyễn Thị Dinh ở xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, một trong những vùng trồng vải nhiều nhất Thái Nguyên cho biết vải năm nay được giá nhưng cũng chẳng ăn thua bởi ngay từ đầu vụ các loại thuốc trừ bọ xít, chống rụng quả đã tăng giá hơn năm trước từ 20-30%.
Đến khi thu hoạch, giá nhân công cũng tăng 100.000-120.000 đồng/công, gần gấp đôi so với năm trước.
Để bán buôn, người mua yêu cầu chủ vườn phải bẻ vải xuống, bó thành từng túm nên trừ nhân công cũng chẳng còn là bao.
Tiếc của, gia đình chị Dinh và nhiều người trong xã dùng xe máy chở vải sang thành phố Thái Nguyên bán, mỗi chuyến được chừng 60-70kg, bán lẻ từ sáng đến tối được vài trăm nghìn, nhưng trừ các chi phí, số tiền còn lại cũng không đáng kể.
Sắp tới, gia đình chị Dinh sẽ chặt vải để chuyển sang trồng chè giống mới có mức thu nhập cao và ổn định hơn.
Nhiều hộ trồng vải ở Thái Nguyên cũng rơi vào tình cảnh tương tự như nhà chị Dinh. Do vậy dù có được giá hơn trước, bà con vẫn không mặn mà với cây vải.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thừa nhận cây vải đã từng góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân Thái Nguyên nhưng vài năm nay, diện tích trồng vải ở Thái Nguyên không tăng, thậm chí còn "teo" lại vì nhiều hộ quyết định chuyển đổi diện tích trồng vải sang các loại cây trồng khác.
Thêm vào đó, người trồng vải ở Thái Nguyên chưa được hỗ trợ, tiếp cận với công nghệ chế biến vải sau thu hoạch nên cách chế biến hiện nay chủ yếu vẫn là sấy khô bằng lò thủ công, khiến cho giá trị của cây vải thấp, thiếu tính bền vững.
Trước thực tế này, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân trong thời gian tới không chặt bỏ cây vải mà tập trung đầu tư, thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng quả vải, đưa giống vải chín sớm vào trồng, sản xuất và canh tác vải theo quy trình VietGAP nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và có cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường...
Tuy nhiên, để làm được điều này cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân cụ thể, nhất là về giống, kỹ thuật, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 4.400ha vải, chủ yếu là giống vải thiều Thanh Hà./.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)