Gần đây, trên nhiều thông tin đại chúng đưa tin về việc nhiều loại vắc-xin cúm mùa: Fluad, Agrippal, Influpozzi Sub-Unity và Influpozzi Adjuvantedcủa ty Novartis Vaccines & Diagnostic Srl- Italy sản xuất bị tạm ngừng lưu hành ở nhiều nước châu Âu.
Thông tin này khiến rất nhiều người dân lo lắng về việc liệu vắc-xin này đã có trên thị trường Việt Nam chưa.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, cho đến nay tất cả các vắc-xin nêu trên của công ty Novartis chưa được nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, ngày 26/10/2012, Cơ quan Quản lý Dược châu Âu (EMA) có thông báo về việc một số nước thành viên của Liên minh châu Âu đã tạm ngừng sử dụng một số vắc-xin cúm mùa do Công ty Novartis Vaccines & Diagnostic Srl- Italy sản xuất như một biện pháp phòng ngừa đo có nghi ngờ khiếm khuyết về chất lượng của vắc-xin.
Hành động trên được thực hiện có tính chất dự phòng, do chưa có dấu hiệu nào cho thấy khiếm khuyết về chất lượng này có tác động đến an toàn và hiệu quả của vắc-xin.
Cơ quan quản lý dược Italy (AIFA) đã có thông báo ngừng sử dụng các vắc-xin cúm mùa: Fluad, Agrippal, Influpozzi Sub-Unity và Influpozzi Adjuvanted của Công ty Novartis Vaccines & Diagnostic Srl- Italy, do quan sát thấy có hiện tượng kết tụ protein trong các sản phẩm này.
Hiện nay, AIFA với sự hỗ trợ của EMA, đang tiến hành điều tra xác định khiếm khuyết có ảnh hưởng tới an toàn và hiệu quả của vắc-xin hay không và khả năng rút khỏi thị trường các lô có khiếm khuyết nêu trên.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Việt Hùng, tại Việt Nam, chỉ có vắc-xin cúm mùa Agrippal S1 do Công ty Novartis Vaccines & Diagnostic Srl- Italy sản xuất đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký: QLVX-0502-12. Tuy nhiên, cho đến nay tất cả các vắc-xin cúm mùa nói trên chưa được nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam.
Vì vậy, Cục Quản lý dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông tin tới các doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin, trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố để biết, tạm dừng các hoạt động liên quan đến kế hoạch nhập khẩu, sử dụng các vắc-xin này.
Cục Quản lý dược sẽ tiếp tục cập nhật thông tin và thông báo về việc xử lý đối với các vắcxin nói trên./.
Thông tin này khiến rất nhiều người dân lo lắng về việc liệu vắc-xin này đã có trên thị trường Việt Nam chưa.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, cho đến nay tất cả các vắc-xin nêu trên của công ty Novartis chưa được nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, ngày 26/10/2012, Cơ quan Quản lý Dược châu Âu (EMA) có thông báo về việc một số nước thành viên của Liên minh châu Âu đã tạm ngừng sử dụng một số vắc-xin cúm mùa do Công ty Novartis Vaccines & Diagnostic Srl- Italy sản xuất như một biện pháp phòng ngừa đo có nghi ngờ khiếm khuyết về chất lượng của vắc-xin.
Hành động trên được thực hiện có tính chất dự phòng, do chưa có dấu hiệu nào cho thấy khiếm khuyết về chất lượng này có tác động đến an toàn và hiệu quả của vắc-xin.
Cơ quan quản lý dược Italy (AIFA) đã có thông báo ngừng sử dụng các vắc-xin cúm mùa: Fluad, Agrippal, Influpozzi Sub-Unity và Influpozzi Adjuvanted của Công ty Novartis Vaccines & Diagnostic Srl- Italy, do quan sát thấy có hiện tượng kết tụ protein trong các sản phẩm này.
Hiện nay, AIFA với sự hỗ trợ của EMA, đang tiến hành điều tra xác định khiếm khuyết có ảnh hưởng tới an toàn và hiệu quả của vắc-xin hay không và khả năng rút khỏi thị trường các lô có khiếm khuyết nêu trên.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Việt Hùng, tại Việt Nam, chỉ có vắc-xin cúm mùa Agrippal S1 do Công ty Novartis Vaccines & Diagnostic Srl- Italy sản xuất đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký: QLVX-0502-12. Tuy nhiên, cho đến nay tất cả các vắc-xin cúm mùa nói trên chưa được nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam.
Vì vậy, Cục Quản lý dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông tin tới các doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin, trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố để biết, tạm dừng các hoạt động liên quan đến kế hoạch nhập khẩu, sử dụng các vắc-xin này.
Cục Quản lý dược sẽ tiếp tục cập nhật thông tin và thông báo về việc xử lý đối với các vắcxin nói trên./.
Thùy Giang (Vietnam+)