V SPACE giới thiệu máy bay 1 người lái tự phát triển UAM

UAM của V SPACE là máy bay cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng chạy bằng điện có thể cất cánh và hạ cánh ở bất cứ đâu, có thể bay với tốc độ tối đa 100 km/h.
V SPACE giới thiệu máy bay 1 người lái tự phát triển UAM ảnh 1UAM của V SPACE. (Nguồn: Vietnam+)

COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chất bán dẫn, khiến giá các linh kiện bán dẫn tất yếu dùng để điều khiển bên trong hệ thống pin tăng hơn 40 lần, thậm chí thời gian giao hàng tăng 4-5 lần.

Trong tình hình này, hệ thống quản lý pin được thực hiện kép hóa để chuyên dùng cho ngành hàng không của V SPACE lại cần số lượng linh kiện nhiều hơn.

Công ty đã thay đổi sang linh kiện có thể mua được và biến đổi cả thiết kế của mạch điện tử để giải quyết vấn đề sản xuất bị trì trệ.

Kết quả, công ty đã trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong công cuộc giảm tối thiểu vấn đề giao hàng chậm trễ trong tình hình COVID-19. Hay nói cách khác, kinh nghiệm phát triển hệ thống quản lý pin và năng lực tự thiết kế mạch điện đã biến nguy cơ của V SPACE trở thành cơ hội.

UAM của V SPACE là máy bay cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng chạy bằng điện có thể cất cánh và hạ cánh ở bất cứ đâu, với hệ thống điều khiển pin kép và hệ thống điều khiển bay có ưu điểm là có thể thực hiện chuyến bay bình thường ngay cả khi một hệ thống bị lỗi trong quá trình bay.

Nó có thể bay với tốc độ tối đa 100 km/h và quãng đường bay tối đa thay đổi theo dung lượng pin.

V SPACE là công ty đầu tiên áp dụng overhead rotor ở khu vực Đông Á, máy bay với trọng lượng cất cánh tối đa 220kg đạt hiệu suất gấp 9 lần so với các máy bay không người lái cỡ trung đến cỡ lớn hiện tại khi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như chữa cháy rừng.

[Triển lãm Di động toàn cầu 2022 và tương lai của thế giới công nghệ]

Khác với máy bay UAM của nước ngoài đã công bố trước đây, máy bay của V SPACE trong tương lai sẽ áp dụng phương thức hybrid hydro trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng dự kiến sẽ cải thiện được khoảng cách bay đáng kể.

V SPACE áp dụng phần lớn công nghệ thế hệ mới như hydro hybrid, hệ thống pin mật độ cao công suất cao và an toàn cao.

Trong năm nay, công ty sẽ đưa vào sử dụng loại máy bay có thể bay được ở những địa hình như miền núi, hải đảo, dự kiến đến năm 2025 sẽ cho ra model được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) chứng nhận đủ điều kiện bay, nỗ lực đưa UAM trở thành phương tiện di chuyển mobility trong tương lai của thành phố.

Đại diện của V SPACE cho biết: “Với mục tiêu tung ra mẫu máy bay có thể đưa vào sử dụng trong năm nay, chúng tôi sẽ đưa ra thị trường dòng UAM độ cao thấp trước, mặc dù pin, động cơ và FC được kép hóa. Tuy nhiên ban đầu sẽ đưa vào sử dụng ở độ cao và tốc độ trong phạm vi không phát sinh tai nạn về người khi rơi trong lúc vận hành có người lái.”

Hiện tại máy bay có thể bay tự động dựa vào độ cao và GPS, tình trạng pin và trạng thái hoạt động của máy bay được truyền trong thời gian thực thông qua hệ thống điều khiển.

Trong tương lai máy bay sẽ bay tự động chính xác hơn bằng cách sử dụng mạng truyền thông 5G và lidar, đồng thời sẽ được cải thiện hơn nữa về độ an toàn như có thể bay trong cả thời tiết xấu.

Công ty đã trưng bày máy bay UAM một người lái tại triển lãm hàng không quốc tế và bắt đầu tiếp thị toàn cầu.

V SPACE đang có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất máy bay UAM trong năm nay tạo bàn đạp vươn lên trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp sản xuất đại trà UAM nhỏ nhất tại Hàn Quốc.

Để đạt được mục tiêu này, V SPACE hợp tác với Tổng công ty Sân bay quốc tế Incheon, Incheon TP, thành phố Incheon và phấn đấu hết mình trở thành bằng chứng sống đưa UAM vào sử dụng thời kỳ đầu.

Mặt khác, V SPACE là một trong những doanh nghiệp tham gia Dự án xúc tiến khởi nghiệp 3K + sân bay Incheon được hỗ trợ bởi Incheon Technopark (Incheon TP).

Công ty cho biết: “Thông qua dự án 3K được kết nối với sân bay quốc tế Incheon, chúng tôi đã cho người bay thử với UAM và thành công lần đầu tiên trong nước. Đặc biệt, loại UAM với phương thức overhead rotor có độ ổn định cao là chuyến bay có người lái đầu tiên ở Đông Á.”

Công ty cung cấp thêm “ Về sau, thông qua việc hợp tác liên tục với sân bay quốc tế Incheon chúng tôi sẽ nổ lực để có thể trở thành bằng chứng sống đưa UAM vào sử dụng thực tế, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để trở thành công ty sản suất máy bay UAM kết nối sân bay quốc tế Incheon với trung tâm thành phố bằng roadmap K-UAM trong tương lai không xa.”

Ban Quản lý Khu Kinh tế Tự do Incheon, Tổng công ty Sân bay quốc tế Incheon và Incheon Technopark đã vận hành Dự án xúc tiến khởi nghiệp 3K Sân bay Incheon từ năm 2020 để tìm ra và nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực K-culture, K-food và K-travel.

Dự án Xúc tiến khởi nghiệp 3K đã thành công hỗ trợ tổng cộng 20 công ty khởi nghiệp, mang đến doanh thu 16,5 tỷ KRW, tạo việc làm cho 44 người và thu hút vốn đầu tư 5,7 tỷ KRW trong năm 2020.

Vào năm 2021, dự án đã bổ sung thêm lĩnh vực K-Digital và New Deal, hỗ trợ cho 25 công ty khởi nghiệp và đã thành công kết thúc dự án vào tháng 3 đầu năm.

Trong nửa cuối năm nay, dự án đang lên kế hoạch tuyển dụng các công ty khởi nghiệp tiếp để theo tham gia kinh doanh vào năm 2022.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục