Ngôi đầu của giải bóng đá Vô địch quốc gia V-League 2010 đã tìm được chủ nhân của nó sau khi câu lạc bộ Hà Nội T&T chính thức đăng quang sớm trước một vòng đấu, mặc cho hai đội Ximăng Hải Phòng và Khatoco Khánh Hòa đang bám đuổi quyết liệt phía sau.
Đây là chức vô địch lần đầu tiên của Hà Nội T&T kể từ khi gia nhập sân chơi V-League vào năm 2009. Sự kiện này đồng thời cũng đưa Hà Nội T&T đi vào lịch sử với tư cách là đội bóng đầu tiên của Thủ đô Hà Nội đăng quang tại đấu trường này sau 10 năm bóng đá Việt Nam thử nghiệm lên chuyên nghiệp.
Ngoại binh lên ngôi
Theo thống kê của Ban Tổ chức V-League 2010, trong số hơn 100 cầu thủ ghi bàn cho 14 đội bóng thì có đến 70 chân sút ngoại và đã có 27 tiền đạo ngoại ghi từ bốn bàn thắng trở lên.
Trong thành công của đội bóng Thủ đô T&T Hà Nội, không thể không nhắc tới cái tên Gonzalo R.Marronkle. Chín bàn thắng của tiền đạo này đóng góp cho đội nhà hầu hết đều là những bàn thắng quyết định, làm thay đổi hoàn toàn cục diện trận đấu.
Lập công trong bảy trận đấu gần đây trước Ximăng Hải Phòng, Tập đoàn cao su Đồng Tháp, Hoàng Anh Gia Lai, Becamex Bình Dương, Lam Sơn Thanh Hóa, Khatoco Khánh Hòa và Đồng Tâm Long An, Gonzalo quả thật là "chiếc chìa khóa vàng" mở tung cánh cửa vô địch cho T&T Hà Nội.
Tính đến hết vòng đấu thứ 25 của V-League, người đang dẫn đầu danh sách ghi bàn là chân sút Gaston Merlo của SHB Đà Nẵng với 18 lần làm tung lưới đối phương. Xếp ở vị trí thứ hai cũng lại là một tiền đạo ngoại, Tymothy của Hòa Phát Hà Nội với 14 bàn thắng.
Đây là năm thứ hai liên tiếp cầu thủ người Argentina Gaston Merlo duy trì được phong độ ghi bàn đáng nể của mình và thậm chí còn nhiều hơn bốn bàn so với mùa giải năm ngoái khi anh chia sẻ ngôi vị "Vua phá lưới" cùng tiền đạo Lazaro của đội bóng Quân khu 4 (cũ), nay là Navibank Sài Gòn với 12 bàn thắng.
Không phải tự nhiên mà trong liên tục các kỳ V-League vừa qua, những chân sút đoạt danh hiệu "Vua phá lưới" đều không phải là những cầu thủ nội, từ Achilefu (Nam Định), Amaobi (Đà Nẵng), Huỳnh Kesley Alves (Becamex Bình Dương) tới Elenido De Jesus (Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn), Almeida (SHB Đà Nẵng) và gần đây nhất là bộ đôi tiền đạo Lazaro (Quân khu 4) và Gaston Merlo của SHB Đà Nẵng.
Sở dĩ có sự vượt trội này bởi các tiền đạo ngoại thường chiếm ưu thế hơn so với những nội binh bởi sở hữu được ngoại hình và thể lực tốt, dễ chiếm ưu thế trong những pha đua tốc độ trong khoảng thời gian ngắn. Mẫu cầu thủ điển hình của lối chơi này là Timothy, Endenne (Hòa Phát Hà Nội) hay như Merlo của SHB Đà Nẵng, Gonzalo của Hà Nội T&T, Huỳnh Kesley Alves của Becamex Bình Dương, Rajko Vidovic của Sông Lam Nghệ An và đặc biệt là Leandro của Ximăng Hải Phòng.
Đi về đâu những chân sút nội?
Trong xu thế bóng đá của V-League hiện nay, với việc các đội bóng thường nghiêng về lối chơi phòng thủ chặt bằng thủ môn ngoại và trung vệ ngoại có thể hình cao to thì các chân sút nội muốn khoan thủng mành lưới đối phương là điều không phải dễ. Và mỗi khi cần lý giải về sự lép vế của các chân sút nội trước các tiền đạo ngoại thì nguyên nhân cố hữu được đưa ra là kém về thể lực và khả năng tranh chấp bóng tay đôi.
Những ngôi sao nội ở mùa bóng trước kiểu như Công Vinh của Hà Nội T&T, nếu phải thi đấu với mật độ dày ở câu lạc bộ, cộng thêm với việc phải hoàn thành nghĩa vụ của một tuyển thủ quốc gia thì khả năng xảy ra quá tải là điều dễ hiểu.
Và kết cục, chân sút nội được mệnh danh là đắt giá nhất Việt Nam đã "mất hút" gần như toàn bộ mùa giải 2010 để sang Bồ Đào Nha điều trị chấn thương đầu gối và mới chỉ đóng góp có một bàn thắng cho đội bóng thủ đô.
Khatoco Khánh Hòa và Tập đoàn cao su Đồng Tháp, dưới sự dẫn dắt của hai huấn luyện viên trưởng Hoàng Anh Tuấn và Phạm Công Lộc là hai cái tên ít ỏi trong số 14 đội bóng ở V-League 2010 chủ yếu thi đấu nhờ vào những cầu thủ nội. Nhưng chính vì ít bị ngoại binh chi phối nên tinh thần thi đấu của toàn đội đã được duy trì tốt ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất.
Những cái tên như Quý Sửu, Văn Pho, Anh Tuấn, Việt Cường, Minh Triết, Văn Mộc, Phước Thạnh hay Lương Văn Được Em đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và thực sự trở thành niềm cảm hứng thi đấu cho các đồng đội.
Hoàng Đình Tùng của Lam Sơn Thanh Hóa, Nguyễn Thành Trung của Hòa Phát Hà Nội, Quang Hải của Khatoco Khánh Hòa là mẫu tiền đạo đang được các câu lạc bộ săn đón để bổ sung cho mùa giải mới. Tiêu chí đầu tiên để họ "đắt giá" trên thị trường chuyển nhương là bởi tinh thần thi đấu cần cù, chịu khó di chuyển khắp mặt sân và đặc biệt là khả năng chớp thời cơ cực tốt để ghi bàn.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, Đình Tùng ghi đươc 7 bàn thắng và Thành Trung đã ghi được 9 bàn thắng. Tuy nhiên, "một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân," Lam Sơn Thanh Hóa và Hòa Phát Hà Nội vẫn chỉ đứng thứ 12 và thứ 10 trên bảng xếp hạng.
Trong khi Hòa Phát Hà Nội may mắn lách qua khe cửa hẹp để ở lại V-League thì gần như chắc chắn Lam Sơn Thanh Hóa phải đi đá trận play-off với một trong hai đội Than Quảng Ninh hoặc Bình Định ở giải hạng Nhất. Nếu giành chiến thắng, đội bóng xứ Thanh mới thực sự trụ hạng thành công.
Môi trường thi đấu khốc liệt thường đòi hỏi ý chí phấn đấu của các cầu thủ. Rõ ràng, trong tình cảnh hiện tại, muốn tồn tại ở giải đấu cao nhất cấp câu lạc bộ của bóng đá Việt Nam thì không còn cách nào khác, các tiền đạo nội phải tự biến mình thành sao sáng chứ không phải "sao xẹt"./.
Đây là chức vô địch lần đầu tiên của Hà Nội T&T kể từ khi gia nhập sân chơi V-League vào năm 2009. Sự kiện này đồng thời cũng đưa Hà Nội T&T đi vào lịch sử với tư cách là đội bóng đầu tiên của Thủ đô Hà Nội đăng quang tại đấu trường này sau 10 năm bóng đá Việt Nam thử nghiệm lên chuyên nghiệp.
Ngoại binh lên ngôi
Theo thống kê của Ban Tổ chức V-League 2010, trong số hơn 100 cầu thủ ghi bàn cho 14 đội bóng thì có đến 70 chân sút ngoại và đã có 27 tiền đạo ngoại ghi từ bốn bàn thắng trở lên.
Trong thành công của đội bóng Thủ đô T&T Hà Nội, không thể không nhắc tới cái tên Gonzalo R.Marronkle. Chín bàn thắng của tiền đạo này đóng góp cho đội nhà hầu hết đều là những bàn thắng quyết định, làm thay đổi hoàn toàn cục diện trận đấu.
Lập công trong bảy trận đấu gần đây trước Ximăng Hải Phòng, Tập đoàn cao su Đồng Tháp, Hoàng Anh Gia Lai, Becamex Bình Dương, Lam Sơn Thanh Hóa, Khatoco Khánh Hòa và Đồng Tâm Long An, Gonzalo quả thật là "chiếc chìa khóa vàng" mở tung cánh cửa vô địch cho T&T Hà Nội.
Tính đến hết vòng đấu thứ 25 của V-League, người đang dẫn đầu danh sách ghi bàn là chân sút Gaston Merlo của SHB Đà Nẵng với 18 lần làm tung lưới đối phương. Xếp ở vị trí thứ hai cũng lại là một tiền đạo ngoại, Tymothy của Hòa Phát Hà Nội với 14 bàn thắng.
Đây là năm thứ hai liên tiếp cầu thủ người Argentina Gaston Merlo duy trì được phong độ ghi bàn đáng nể của mình và thậm chí còn nhiều hơn bốn bàn so với mùa giải năm ngoái khi anh chia sẻ ngôi vị "Vua phá lưới" cùng tiền đạo Lazaro của đội bóng Quân khu 4 (cũ), nay là Navibank Sài Gòn với 12 bàn thắng.
Không phải tự nhiên mà trong liên tục các kỳ V-League vừa qua, những chân sút đoạt danh hiệu "Vua phá lưới" đều không phải là những cầu thủ nội, từ Achilefu (Nam Định), Amaobi (Đà Nẵng), Huỳnh Kesley Alves (Becamex Bình Dương) tới Elenido De Jesus (Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn), Almeida (SHB Đà Nẵng) và gần đây nhất là bộ đôi tiền đạo Lazaro (Quân khu 4) và Gaston Merlo của SHB Đà Nẵng.
Sở dĩ có sự vượt trội này bởi các tiền đạo ngoại thường chiếm ưu thế hơn so với những nội binh bởi sở hữu được ngoại hình và thể lực tốt, dễ chiếm ưu thế trong những pha đua tốc độ trong khoảng thời gian ngắn. Mẫu cầu thủ điển hình của lối chơi này là Timothy, Endenne (Hòa Phát Hà Nội) hay như Merlo của SHB Đà Nẵng, Gonzalo của Hà Nội T&T, Huỳnh Kesley Alves của Becamex Bình Dương, Rajko Vidovic của Sông Lam Nghệ An và đặc biệt là Leandro của Ximăng Hải Phòng.
Đi về đâu những chân sút nội?
Trong xu thế bóng đá của V-League hiện nay, với việc các đội bóng thường nghiêng về lối chơi phòng thủ chặt bằng thủ môn ngoại và trung vệ ngoại có thể hình cao to thì các chân sút nội muốn khoan thủng mành lưới đối phương là điều không phải dễ. Và mỗi khi cần lý giải về sự lép vế của các chân sút nội trước các tiền đạo ngoại thì nguyên nhân cố hữu được đưa ra là kém về thể lực và khả năng tranh chấp bóng tay đôi.
Những ngôi sao nội ở mùa bóng trước kiểu như Công Vinh của Hà Nội T&T, nếu phải thi đấu với mật độ dày ở câu lạc bộ, cộng thêm với việc phải hoàn thành nghĩa vụ của một tuyển thủ quốc gia thì khả năng xảy ra quá tải là điều dễ hiểu.
Và kết cục, chân sút nội được mệnh danh là đắt giá nhất Việt Nam đã "mất hút" gần như toàn bộ mùa giải 2010 để sang Bồ Đào Nha điều trị chấn thương đầu gối và mới chỉ đóng góp có một bàn thắng cho đội bóng thủ đô.
Khatoco Khánh Hòa và Tập đoàn cao su Đồng Tháp, dưới sự dẫn dắt của hai huấn luyện viên trưởng Hoàng Anh Tuấn và Phạm Công Lộc là hai cái tên ít ỏi trong số 14 đội bóng ở V-League 2010 chủ yếu thi đấu nhờ vào những cầu thủ nội. Nhưng chính vì ít bị ngoại binh chi phối nên tinh thần thi đấu của toàn đội đã được duy trì tốt ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất.
Những cái tên như Quý Sửu, Văn Pho, Anh Tuấn, Việt Cường, Minh Triết, Văn Mộc, Phước Thạnh hay Lương Văn Được Em đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và thực sự trở thành niềm cảm hứng thi đấu cho các đồng đội.
Hoàng Đình Tùng của Lam Sơn Thanh Hóa, Nguyễn Thành Trung của Hòa Phát Hà Nội, Quang Hải của Khatoco Khánh Hòa là mẫu tiền đạo đang được các câu lạc bộ săn đón để bổ sung cho mùa giải mới. Tiêu chí đầu tiên để họ "đắt giá" trên thị trường chuyển nhương là bởi tinh thần thi đấu cần cù, chịu khó di chuyển khắp mặt sân và đặc biệt là khả năng chớp thời cơ cực tốt để ghi bàn.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, Đình Tùng ghi đươc 7 bàn thắng và Thành Trung đã ghi được 9 bàn thắng. Tuy nhiên, "một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân," Lam Sơn Thanh Hóa và Hòa Phát Hà Nội vẫn chỉ đứng thứ 12 và thứ 10 trên bảng xếp hạng.
Trong khi Hòa Phát Hà Nội may mắn lách qua khe cửa hẹp để ở lại V-League thì gần như chắc chắn Lam Sơn Thanh Hóa phải đi đá trận play-off với một trong hai đội Than Quảng Ninh hoặc Bình Định ở giải hạng Nhất. Nếu giành chiến thắng, đội bóng xứ Thanh mới thực sự trụ hạng thành công.
Môi trường thi đấu khốc liệt thường đòi hỏi ý chí phấn đấu của các cầu thủ. Rõ ràng, trong tình cảnh hiện tại, muốn tồn tại ở giải đấu cao nhất cấp câu lạc bộ của bóng đá Việt Nam thì không còn cách nào khác, các tiền đạo nội phải tự biến mình thành sao sáng chứ không phải "sao xẹt"./.
Vũ Minh (Vietnam+)