Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 14/8, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.
Dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Qua thảo luận, vẫn còn 6 vấn đề lớn có ý kiến khác nhau, gồm định nghĩa bản chất hợp tác xã; cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước; tổ chức liên minh hợp tác xã; quy định quyền của hợp tác xã được thành lập công ty; quy định phân phối thu nhập của hợp tác xã; quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với định nghĩa bản chất hợp tác xã như dự thảo Luật vì đã thể hiện mối quan hệ tự nguyện hợp tác, đồng sở hữu, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên hợp tác xã, nhằm mang lại lợi ích cho thành viên thông qua đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần quy định rõ hơn, theo hướng trao nhiều quyền cho đại hội thành viên quyết định để bảo đảm công khai, minh bạch và tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cần khẳng định hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tập thể hoặc doanh nghiệp đặc thù được thành lập nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Về nội dung này, quan điểm của Thường trực Ủy ban Kinh tế là cơ quan tiến hành thẩm tra dự án Luật cho rằng các loại hình doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp) hoạt động theo nguyên tắc đối vốn, chủ yếu cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường bên ngoài nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và vốn góp của chủ sở hữu.
Trong khi đó, hợp tác xã là tổ chức kinh tế do các thành viên tự nguyện lập ra nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của từng thành viên thông qua việc đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm.
Theo đó, thành viên hợp tác xã vừa là người góp vốn, đồng sở hữu hợp tác xã, vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. Như vậy, hợp tác xã không thể là doanh nghiệp, doanh nghiệp tập thể hay doanh nghiệp đặc thù.
Tán thành với định nghĩa bản chất hợp tác xã như dự thảo Luật, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển không đồng ý với cách giải thích của Ủy ban Kinh tế cho rằng hợp tác xã không phải là loại hình doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị cần thảo luận và cân nhắc kỹ vấn đề này.
Để làm rõ hơn bản chất của hợp tác xã và doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần làm rõ bản chất xã hội của hợp tác xã, qua đó sẽ sáng rõ hơn bản chất của hợp tác xã. Đại biểu Trương Thị Mai đề nghị làm rõ mối quan hệ nội bộ của hợp tác xã để góp phần làm rõ sự khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng hợp tác xã và doanh nghiệp mỗi một loại hình đều có những nét đặc thù riêng. Trên cơ sở phân tích đặc thù của mỗi loại hình, đại biểu nhấn mạnh không thể đồng nhất hợp tác xã với doanh nghiệp.
Về quy định quyền của hợp tác xã được thành lập công ty, theo đại biểu vấn đề này theo quy định của luật rất rõ ràng, vấn đề cần bàn là khi công ty ra đời sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật nào mà thôi - đại biểu nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Luật hợp tác xã (sửa đổi) ra đời phải góp phần giúp hợp tác xã phát triển. Chủ tịch đề nghị ban soạn thảo, cơ quan tiến hành thẩm tra cần nghiên cứu, thận trọng hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Quốc hội thông qua.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực, tập trung thảo luận về phí điều tiết hoạt động điện lực.
Về vấn đề này, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với Tờ trình của Chính phủ đề nghị cần phải thu phí điều tiết hoạt động điện lực vì cho rằng hiện nay cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về điều tiết hoạt động điện lực.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi thị trường điện lực đã hình thành và phát triển, cơ quan điều tiết hoạt động điện lực phải có vị trí, vai trò độc lập, tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là mô hình thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Vì vậy, ngoài ngân sách nhà nước dành cho thực hiện chức năng quản lý nhà nước, việc thu phí điều tiết hoạt động điện lực để bổ sung nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc chuyển đổi mô hình cơ quan điều tiết thị trường điện là cần thiết, góp phần giảm khoản chi của ngân sách nhà nước.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 và khoản 2 Điều 66 Luật điện lực, điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, theo đó hoạt động này phải được ngân sách nhà nước bảo đảm. Vì vậy, đề nghị không thu loại phí này.
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường tán thành với loại ý kiến thứ hai vì cho rằng, khoản 11 Điều 3 Luật điện lực quy định “Điều tiết điện lực là tác động của Nhà nước vào các hoạt động điện lực và thị trường điện lực...”
Khoản 2 Điều 66 quy định ”Cơ quan điều tiết điện lực là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương...” Như vậy, theo quy định của Luật điện lực, điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, theo đó hoạt động này phải được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến trong Tờ trình dự án Luật chưa đề cập tới việc thu phí điện lực sẽ có tác động như thế nào đối với đời sống xã hội; việc sử dụng phí sẽ được thực hiện ra sao...
Đại biểu thể hiện quan điểm đồng tình với Báo cáo thẩm tra đề nghị không thu loại phí này./.
Dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Qua thảo luận, vẫn còn 6 vấn đề lớn có ý kiến khác nhau, gồm định nghĩa bản chất hợp tác xã; cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước; tổ chức liên minh hợp tác xã; quy định quyền của hợp tác xã được thành lập công ty; quy định phân phối thu nhập của hợp tác xã; quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với định nghĩa bản chất hợp tác xã như dự thảo Luật vì đã thể hiện mối quan hệ tự nguyện hợp tác, đồng sở hữu, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên hợp tác xã, nhằm mang lại lợi ích cho thành viên thông qua đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần quy định rõ hơn, theo hướng trao nhiều quyền cho đại hội thành viên quyết định để bảo đảm công khai, minh bạch và tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cần khẳng định hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tập thể hoặc doanh nghiệp đặc thù được thành lập nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Về nội dung này, quan điểm của Thường trực Ủy ban Kinh tế là cơ quan tiến hành thẩm tra dự án Luật cho rằng các loại hình doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp) hoạt động theo nguyên tắc đối vốn, chủ yếu cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường bên ngoài nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và vốn góp của chủ sở hữu.
Trong khi đó, hợp tác xã là tổ chức kinh tế do các thành viên tự nguyện lập ra nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của từng thành viên thông qua việc đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm.
Theo đó, thành viên hợp tác xã vừa là người góp vốn, đồng sở hữu hợp tác xã, vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. Như vậy, hợp tác xã không thể là doanh nghiệp, doanh nghiệp tập thể hay doanh nghiệp đặc thù.
Tán thành với định nghĩa bản chất hợp tác xã như dự thảo Luật, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển không đồng ý với cách giải thích của Ủy ban Kinh tế cho rằng hợp tác xã không phải là loại hình doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị cần thảo luận và cân nhắc kỹ vấn đề này.
Để làm rõ hơn bản chất của hợp tác xã và doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần làm rõ bản chất xã hội của hợp tác xã, qua đó sẽ sáng rõ hơn bản chất của hợp tác xã. Đại biểu Trương Thị Mai đề nghị làm rõ mối quan hệ nội bộ của hợp tác xã để góp phần làm rõ sự khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng hợp tác xã và doanh nghiệp mỗi một loại hình đều có những nét đặc thù riêng. Trên cơ sở phân tích đặc thù của mỗi loại hình, đại biểu nhấn mạnh không thể đồng nhất hợp tác xã với doanh nghiệp.
Về quy định quyền của hợp tác xã được thành lập công ty, theo đại biểu vấn đề này theo quy định của luật rất rõ ràng, vấn đề cần bàn là khi công ty ra đời sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật nào mà thôi - đại biểu nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Luật hợp tác xã (sửa đổi) ra đời phải góp phần giúp hợp tác xã phát triển. Chủ tịch đề nghị ban soạn thảo, cơ quan tiến hành thẩm tra cần nghiên cứu, thận trọng hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Quốc hội thông qua.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực, tập trung thảo luận về phí điều tiết hoạt động điện lực.
Về vấn đề này, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với Tờ trình của Chính phủ đề nghị cần phải thu phí điều tiết hoạt động điện lực vì cho rằng hiện nay cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về điều tiết hoạt động điện lực.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi thị trường điện lực đã hình thành và phát triển, cơ quan điều tiết hoạt động điện lực phải có vị trí, vai trò độc lập, tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là mô hình thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Vì vậy, ngoài ngân sách nhà nước dành cho thực hiện chức năng quản lý nhà nước, việc thu phí điều tiết hoạt động điện lực để bổ sung nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc chuyển đổi mô hình cơ quan điều tiết thị trường điện là cần thiết, góp phần giảm khoản chi của ngân sách nhà nước.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 và khoản 2 Điều 66 Luật điện lực, điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, theo đó hoạt động này phải được ngân sách nhà nước bảo đảm. Vì vậy, đề nghị không thu loại phí này.
Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường tán thành với loại ý kiến thứ hai vì cho rằng, khoản 11 Điều 3 Luật điện lực quy định “Điều tiết điện lực là tác động của Nhà nước vào các hoạt động điện lực và thị trường điện lực...”
Khoản 2 Điều 66 quy định ”Cơ quan điều tiết điện lực là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương...” Như vậy, theo quy định của Luật điện lực, điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, theo đó hoạt động này phải được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến trong Tờ trình dự án Luật chưa đề cập tới việc thu phí điện lực sẽ có tác động như thế nào đối với đời sống xã hội; việc sử dụng phí sẽ được thực hiện ra sao...
Đại biểu thể hiện quan điểm đồng tình với Báo cáo thẩm tra đề nghị không thu loại phí này./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)