Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 20, chiều 13/8, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Hộ tịch.
Theo Tờ trình của Chính phủ, trong thời gian qua, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta có nhiều bước phát triển tương đối ổn định và đạt được những kết quả cụ thể, như hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch các cấp đã được củng cố, kiện toàn; dữ liệu hộ tịch được hình thành với việc lưu trữ, sử dụng lâu dài; thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch được cải cách...
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc ban hành Luật Hộ tịch là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định và thống nhất trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác này theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Cũng theo Tờ trình của Chính phủ, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Hộ tịch quy định rõ nội dung, nguyên tắc đăng ký hộ tịch; quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; thẩm quyền, thủ tục đăng ký, cấp xác nhận hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; Hộ tịch viên; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong quản lý hộ tịch. Dự thảo Luật Hộ tịch gồm 6 chương và 68 điều quy định: việc đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; hộ tịch viên; trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch.
Cho ý kiến tại phiên họp, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa tán thành với một số nội dung, điều, khoản của dự án Luật Hộ tịch. Theo các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những nội dung mà dự án Luật Hộ tịch đưa ra chưa khắc phục được những tồn tại cũng như bất cập trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, hộ tịch không thay thế được hộ khẩu; việc đăng ký hộ tịch, số định danh cá nhân, phương thức yêu cầu đăng ký hộ tịch... của dự án Luật Hộ tịch còn chung chung, chưa rõ ràng. Đặc biệt, dự án Luật Hộ tịch chưa giảm bớt, thay thế được những loại giấy tờ hiện nay mà người dân đang sử dụng như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hộ chiếu...; ngược lại có thể gây phiền hà về mặt thủ tục hành chính cho người dân.
Cũng theo các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều nội dung của dự án Luật Hộ tịch chưa thể hiện rõ vị trí, vai trò của việc giúp Nhà nước trong công tác quản lý công dân; đồng thời còn tăng thêm số biên chế và kinh phí chi trả lương cho người làm công tác hộ tịch...
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: những điều, khoản của dự án Luật Hộ tịch chưa đảm bảo lợi ích cho người dân, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nội vụ và Ủy ban pháp luật của Quốc hội rà soát, nghiên cứu, xem xét lại tất cả những nội dung cần và không cần của dự án Luật Hộ tịch để đảm bảo lợi ích cho nhân dân và Nhà nước./.
Theo Tờ trình của Chính phủ, trong thời gian qua, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta có nhiều bước phát triển tương đối ổn định và đạt được những kết quả cụ thể, như hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch các cấp đã được củng cố, kiện toàn; dữ liệu hộ tịch được hình thành với việc lưu trữ, sử dụng lâu dài; thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch được cải cách...
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc ban hành Luật Hộ tịch là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định và thống nhất trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác này theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Cũng theo Tờ trình của Chính phủ, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Hộ tịch quy định rõ nội dung, nguyên tắc đăng ký hộ tịch; quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; thẩm quyền, thủ tục đăng ký, cấp xác nhận hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; Hộ tịch viên; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong quản lý hộ tịch. Dự thảo Luật Hộ tịch gồm 6 chương và 68 điều quy định: việc đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; hộ tịch viên; trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch.
Cho ý kiến tại phiên họp, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa tán thành với một số nội dung, điều, khoản của dự án Luật Hộ tịch. Theo các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những nội dung mà dự án Luật Hộ tịch đưa ra chưa khắc phục được những tồn tại cũng như bất cập trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, hộ tịch không thay thế được hộ khẩu; việc đăng ký hộ tịch, số định danh cá nhân, phương thức yêu cầu đăng ký hộ tịch... của dự án Luật Hộ tịch còn chung chung, chưa rõ ràng. Đặc biệt, dự án Luật Hộ tịch chưa giảm bớt, thay thế được những loại giấy tờ hiện nay mà người dân đang sử dụng như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hộ chiếu...; ngược lại có thể gây phiền hà về mặt thủ tục hành chính cho người dân.
Cũng theo các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều nội dung của dự án Luật Hộ tịch chưa thể hiện rõ vị trí, vai trò của việc giúp Nhà nước trong công tác quản lý công dân; đồng thời còn tăng thêm số biên chế và kinh phí chi trả lương cho người làm công tác hộ tịch...
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: những điều, khoản của dự án Luật Hộ tịch chưa đảm bảo lợi ích cho người dân, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nội vụ và Ủy ban pháp luật của Quốc hội rà soát, nghiên cứu, xem xét lại tất cả những nội dung cần và không cần của dự án Luật Hộ tịch để đảm bảo lợi ích cho nhân dân và Nhà nước./.
Nguyễn Cường (TTXVN)