Ngày 17/10, tại Hà Nội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 12 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Phan Trung Lý.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tham dự phiên họp.
Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra Báo cáo tình hình triển khai thi hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII đến hết tháng 7/2013.
Bác cáo của Chính phủ nêu rõ: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XIII gồm 144 dự án, trong đó Chính phủ được giao trình 133 dự án. Tính đến hết tháng 7/2013, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua 46 văn bản; trong đó Chính phủ trình 44 văn bản.
Tình hình ban hành luật, pháp lệnh các năm cụ thể như sau: năm 2011, Quốc hội thông qua 5 luật do Chính phủ trình; năm 2012 Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 29 văn bản, Chính phủ trình 27 văn bản; hết tháng 7/2013, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 12 văn bản đều do Chính phủ trình.
Báo cáo đánh giá cùng với quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong hai năm đầu nhiệm kỳ khóa XIII, các luật, pháp lệnh được ban hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội với trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường - một trong ba khâu đột phá chiến lược.
Đặc biệt để đảm bảo gắn kết giữa công tác xây dựng và thi hành pháp luật, thống nhất đầu mối giúp Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thi hành luật, pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành các nghị định về công tác pháp chế, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính; đồng thời chuyển trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh và nhiệm vụ, tổ chức làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp.
Theo đánh giá của Chính phủ, công tác ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, bước đầu có chuyển biến, từng bước khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, cụ thể giai đoạn 2001-2010 trung bình mỗi năm nợ đọng 78 văn bản; đến giai đoạn 2011 đến nay, trung bình mỗi năm là 50 văn bản. Chất lượng văn bản quy định chi tiết đã được nâng cao, cơ bản không còn tình trạng văn bản quy định chi tiết không đúng với tinh thần của luật, pháp lệnh. Nội dung văn bản cơ bản phù hợp tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tính khả thi, tính hợp lý của các quy định được đặc biệt coi trọng.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế của những bất cập đã được chỉ ra trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ đến giờ.
Phó Chủ tịch cho rằng những nguyên nhân của những tồn tại được chỉ ra trong báo cáo đều không mới, nhưng vấn đề cần làm rõ là tại sao đến bây giờ vẫn chưa khắc phục được những tồn tại đó; cho rằng cần phải chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác triển khai thực hiện và xây dựng pháp luật, đặc biệt là việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý.
Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; trong đó xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết. Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát tối cao tại các kỳ họp của Quốc hội đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan có liên quan trong việc xem xét, chỉ đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật khi đã rõ sự cần thiết ban hành, chính sách cơ bản của dự án luật, pháp lệnh.
Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) và các luật có liên quan theo hướng: giao cho cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng về dự án, dự thảo luật, pháp lệnh cho đến khi được thông qua hay không được thông qua; giao Tòa án Nhân dân tối cao thông qua công tác xét xử giám đốc thẩm, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật (án lệ), theo đó góp phần giảm thiểu việc xây dựng thông tư, thông tư liên tịch…
Trong khuôn khổ Phiên họp, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra báo cáo về việc mở rộng Hà Nội./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tham dự phiên họp.
Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra Báo cáo tình hình triển khai thi hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII đến hết tháng 7/2013.
Bác cáo của Chính phủ nêu rõ: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XIII gồm 144 dự án, trong đó Chính phủ được giao trình 133 dự án. Tính đến hết tháng 7/2013, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua 46 văn bản; trong đó Chính phủ trình 44 văn bản.
Tình hình ban hành luật, pháp lệnh các năm cụ thể như sau: năm 2011, Quốc hội thông qua 5 luật do Chính phủ trình; năm 2012 Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 29 văn bản, Chính phủ trình 27 văn bản; hết tháng 7/2013, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 12 văn bản đều do Chính phủ trình.
Báo cáo đánh giá cùng với quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong hai năm đầu nhiệm kỳ khóa XIII, các luật, pháp lệnh được ban hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội với trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường - một trong ba khâu đột phá chiến lược.
Đặc biệt để đảm bảo gắn kết giữa công tác xây dựng và thi hành pháp luật, thống nhất đầu mối giúp Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thi hành luật, pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành các nghị định về công tác pháp chế, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính; đồng thời chuyển trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh và nhiệm vụ, tổ chức làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp.
Theo đánh giá của Chính phủ, công tác ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, bước đầu có chuyển biến, từng bước khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, cụ thể giai đoạn 2001-2010 trung bình mỗi năm nợ đọng 78 văn bản; đến giai đoạn 2011 đến nay, trung bình mỗi năm là 50 văn bản. Chất lượng văn bản quy định chi tiết đã được nâng cao, cơ bản không còn tình trạng văn bản quy định chi tiết không đúng với tinh thần của luật, pháp lệnh. Nội dung văn bản cơ bản phù hợp tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tính khả thi, tính hợp lý của các quy định được đặc biệt coi trọng.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế của những bất cập đã được chỉ ra trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ đến giờ.
Phó Chủ tịch cho rằng những nguyên nhân của những tồn tại được chỉ ra trong báo cáo đều không mới, nhưng vấn đề cần làm rõ là tại sao đến bây giờ vẫn chưa khắc phục được những tồn tại đó; cho rằng cần phải chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác triển khai thực hiện và xây dựng pháp luật, đặc biệt là việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý.
Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; trong đó xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết. Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát tối cao tại các kỳ họp của Quốc hội đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan có liên quan trong việc xem xét, chỉ đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật khi đã rõ sự cần thiết ban hành, chính sách cơ bản của dự án luật, pháp lệnh.
Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) và các luật có liên quan theo hướng: giao cho cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng về dự án, dự thảo luật, pháp lệnh cho đến khi được thông qua hay không được thông qua; giao Tòa án Nhân dân tối cao thông qua công tác xét xử giám đốc thẩm, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật (án lệ), theo đó góp phần giảm thiểu việc xây dựng thông tư, thông tư liên tịch…
Trong khuôn khổ Phiên họp, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra báo cáo về việc mở rộng Hà Nội./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)