Phiên họp toàn thể lần thứ 32 của Ủy ban nghề cá châu Á-Thái Bình Dương (APFIC) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đăng cai tổ chức đã khai mạc ngày 20/9 tại thành phố Đà Nẵng.
Tham dự phiên họp có ông Siman Funge Smith, Tổng Thư ký Ủy ban nghề cá châu Á-Thái Bình Dương; bà Yuriko, Trưởng đại diện Văn phòng FAO tại Việt Nam; ông Johan Williams, Chủ tịch Ủy ban nghề cá FAO; ông Chumnarn Pongsri, Tổng Thư ký Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Duy Khương cùng 40 đại biểu cấp cao, đại diện của các nước thành viên APFIC và các tổ chức nghề cá khu vực.
Cuộc họp nhằm bàn luận, xem xét các kiến nghị, đề xuất thông qua diễn đàn tư vấn khu vực lần thứ 4 của APFIC (RCFM 4). Các kết luận được thông qua tại kỳ họp này là cơ sở để APFIC đưa ra quyết định, kế hoạch hành động quản lý nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo chương trình, phiên họp diễn ra đến ngày 22/9.
APFIC là tổ chức tư vấn nghề cá khu vực đa quốc gia, hoạt động hướng tới sự tiến bộ, sự hiểu biết, nhận thức và hợp tác trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tổ chức này hiện có 21 nước thành viên, phần lớn là các nước trong khu vực châu Á. Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực có nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng cao. Năm 2010, sản lượng khai thác thủy sản ở hai khu vực này đạt 48,7 triệu tấn, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng khai thác trên toàn thế giới với giá trị lên tới 48,3 tỷ USD. Nghề nuôi trồng thủy sản ở hai khu vực này có sản lượng là 53,1 triệu tấn, chiếm 89% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu và có giá trị khoảng 95,2 tỷ USD.
Ở Việt Nam, nghề cá đã có truyền thống lâu đời, đóng góp đáng kể vào việc tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200km, có vùng đặc quyền kinh tế rộng hàng triệu km2, có nhiều đảo lớn nhỏ, eo vịnh, ao hồ, bãi cạn, vùng trũng... là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản cư trú, sinh sống và phát triển. Với điều kiện như vậy, cùng với việc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các địa phương, thời gian qua các hoạt động về khai thác, bảo vệ nguồn lợi, xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá đã phát triển rộng khắp, gải quyết việc làm thường xuyên cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trước đó, Diễn đàn tư vấn khu vực lần thứ 4 của APFIC (RCFM 4) đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, từ ngày 19-22/9.
Tham dự Diễn đàn có trên 60 đại biểu đến từ các nước thành viên, các tổ chức nghề cá khu vực, các chương trình phát triển, tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức xã hội. RCFM 4 là nơi để các nước thành viên thảo luận, trao đổi các thông tin về hiện trạng và xu thế biến động của nghề khai thác cũng như nghề nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp, tiêu chuẩn đánh giá nguồn lợi thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu và các vấn đề nhằm cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư làm nghề khai thác thủy sản./.
Tham dự phiên họp có ông Siman Funge Smith, Tổng Thư ký Ủy ban nghề cá châu Á-Thái Bình Dương; bà Yuriko, Trưởng đại diện Văn phòng FAO tại Việt Nam; ông Johan Williams, Chủ tịch Ủy ban nghề cá FAO; ông Chumnarn Pongsri, Tổng Thư ký Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Duy Khương cùng 40 đại biểu cấp cao, đại diện của các nước thành viên APFIC và các tổ chức nghề cá khu vực.
Cuộc họp nhằm bàn luận, xem xét các kiến nghị, đề xuất thông qua diễn đàn tư vấn khu vực lần thứ 4 của APFIC (RCFM 4). Các kết luận được thông qua tại kỳ họp này là cơ sở để APFIC đưa ra quyết định, kế hoạch hành động quản lý nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo chương trình, phiên họp diễn ra đến ngày 22/9.
APFIC là tổ chức tư vấn nghề cá khu vực đa quốc gia, hoạt động hướng tới sự tiến bộ, sự hiểu biết, nhận thức và hợp tác trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tổ chức này hiện có 21 nước thành viên, phần lớn là các nước trong khu vực châu Á. Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực có nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng cao. Năm 2010, sản lượng khai thác thủy sản ở hai khu vực này đạt 48,7 triệu tấn, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng khai thác trên toàn thế giới với giá trị lên tới 48,3 tỷ USD. Nghề nuôi trồng thủy sản ở hai khu vực này có sản lượng là 53,1 triệu tấn, chiếm 89% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu và có giá trị khoảng 95,2 tỷ USD.
Ở Việt Nam, nghề cá đã có truyền thống lâu đời, đóng góp đáng kể vào việc tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200km, có vùng đặc quyền kinh tế rộng hàng triệu km2, có nhiều đảo lớn nhỏ, eo vịnh, ao hồ, bãi cạn, vùng trũng... là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản cư trú, sinh sống và phát triển. Với điều kiện như vậy, cùng với việc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các địa phương, thời gian qua các hoạt động về khai thác, bảo vệ nguồn lợi, xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá đã phát triển rộng khắp, gải quyết việc làm thường xuyên cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trước đó, Diễn đàn tư vấn khu vực lần thứ 4 của APFIC (RCFM 4) đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, từ ngày 19-22/9.
Tham dự Diễn đàn có trên 60 đại biểu đến từ các nước thành viên, các tổ chức nghề cá khu vực, các chương trình phát triển, tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức xã hội. RCFM 4 là nơi để các nước thành viên thảo luận, trao đổi các thông tin về hiện trạng và xu thế biến động của nghề khai thác cũng như nghề nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp, tiêu chuẩn đánh giá nguồn lợi thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu và các vấn đề nhằm cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư làm nghề khai thác thủy sản./.
Văn Sơn (TTXVN)