Chiều 29/8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp phiên mở rộng xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật phá sản (sửa đổi).
Các ý kiến đều nhận định Luật phá sản có vị trí quan trọng không chỉ trong đời sống kinh tế mà cả xã hội, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự; thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ. Tuy nhiên, sau 9 năm thực hiện, Luật đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, không áp dụng được trong thực tế.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm nhận định mặt thuận của Luật thì ít, mặt tác động tiêu cực thì nhiều. Luật đặt ra nửa vời, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, nhiều quy định mâu thuẫn, chưa tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định không còn phù hợp, chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mở thủ tục phá sản công, chưa tương thích với pháp luật quốc tế dẫn đến hiệu quả áp dụng Luật vào thực tiễn không cao.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng tất cả quy định, giải pháp đưa ra phải xử lý được tồn tại của Luật phá sản hiện hành. Đồng thời, Luật phải góp phần thực hiện 3 nội dung gồm hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, hoàn chỉnh chiến lược cải cách tư pháp thì mới thành công, khả năng thực thi cao, đi vào cuộc sống và quy định làm thủ tục phá sản theo đúng nghĩa.
Về đối tượng áp dụng của dự án Luật sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên đối tượng áp dụng như Luật hiện hành là tập trung vào doanh nghiệp và hợp tác xã, không mở rộng đối tượng bao gồm cả các hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh để tránh quá tải cho hệ thống tòa án.
Về tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, một số ý kiến đề nghị nên để một khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu vì "sức khỏe" của một số doanh nghiệp hiện đang suy kiệt, họ muốn được nâng đỡ kéo dài để cố sức thoát ra khỏi tình trạng này, nghĩa là chính sách tạo điều kiện cho họ một cách tối đa, nếu đã uống hết "loại thuốc" mà không vực dậy được, buộc doanh nghiệp đó phải rời khỏi thị trường. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp và chủ nợ có cơ hội thay đổi lại yêu cầu của mình như có thể chuyển việc tuyên bố phá sản sang mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có ý kiến không đồng tình với quan điểm này và cho rằng 3 tháng là thời gian quá dài, càng kéo dài càng bất lợi cho chủ nợ và con nợ, nhiều doanh nghiệp sẽ có tư tưởng tẩu tán tài sản.
Trong khi đại biểu Cao Sỹ Kiêm nhận định thủ tục thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là bài toán hay, tạo ra khả năng giải quyết rất nhanh, rất động, tránh ùn tắc thì Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên lại cảnh báo nếu không cẩn thận, thương lượng sẽ là động tác tạo ra hoạt động tẩu tán tài sản, rũ trách nhiệm với nền kinh tế, với xã hội.
Ông Cao Sỹ Kiêm nhìn nhận cần hướng dẫn làm rõ quyền hạn, thái độ, trách nhiệm, nội dung, phạm vi thương lượng, còn ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng các chủ nợ không thỏa thuận với nhau nên mới đề nghị tòa án giải quyết công nợ, không có cơ quan trung gian, việc tự thương lượng là khó, do vậy không thể tách rời vai trò của tòa án trong hoạt động này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đề nghị làm rõ thêm khái niệm, vai trò, trách nhiệm của quản tài viên, đây là ý tưởng hay, quy trách nhiệm cho cá nhân rất rõ ràng nhưng phải xem xây dựng đội ngũ này như thế nào, người quản lý toàn bộ vấn đề tài chính phải hiểu biết về quản trị doanh nghiệp.
Tại phiên họp, các đại biểu cũng góp ý nhiều nội dung liên quan đến thẩm quyền của tòa án trong việc mở thủ tục tuyên bố phá sản, nội dung tuyên bố phá sản…/.
Các ý kiến đều nhận định Luật phá sản có vị trí quan trọng không chỉ trong đời sống kinh tế mà cả xã hội, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự; thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ. Tuy nhiên, sau 9 năm thực hiện, Luật đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, không áp dụng được trong thực tế.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm nhận định mặt thuận của Luật thì ít, mặt tác động tiêu cực thì nhiều. Luật đặt ra nửa vời, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, nhiều quy định mâu thuẫn, chưa tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định không còn phù hợp, chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mở thủ tục phá sản công, chưa tương thích với pháp luật quốc tế dẫn đến hiệu quả áp dụng Luật vào thực tiễn không cao.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng tất cả quy định, giải pháp đưa ra phải xử lý được tồn tại của Luật phá sản hiện hành. Đồng thời, Luật phải góp phần thực hiện 3 nội dung gồm hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, hoàn chỉnh chiến lược cải cách tư pháp thì mới thành công, khả năng thực thi cao, đi vào cuộc sống và quy định làm thủ tục phá sản theo đúng nghĩa.
Về đối tượng áp dụng của dự án Luật sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên đối tượng áp dụng như Luật hiện hành là tập trung vào doanh nghiệp và hợp tác xã, không mở rộng đối tượng bao gồm cả các hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh để tránh quá tải cho hệ thống tòa án.
Về tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, một số ý kiến đề nghị nên để một khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu vì "sức khỏe" của một số doanh nghiệp hiện đang suy kiệt, họ muốn được nâng đỡ kéo dài để cố sức thoát ra khỏi tình trạng này, nghĩa là chính sách tạo điều kiện cho họ một cách tối đa, nếu đã uống hết "loại thuốc" mà không vực dậy được, buộc doanh nghiệp đó phải rời khỏi thị trường. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp và chủ nợ có cơ hội thay đổi lại yêu cầu của mình như có thể chuyển việc tuyên bố phá sản sang mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có ý kiến không đồng tình với quan điểm này và cho rằng 3 tháng là thời gian quá dài, càng kéo dài càng bất lợi cho chủ nợ và con nợ, nhiều doanh nghiệp sẽ có tư tưởng tẩu tán tài sản.
Trong khi đại biểu Cao Sỹ Kiêm nhận định thủ tục thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là bài toán hay, tạo ra khả năng giải quyết rất nhanh, rất động, tránh ùn tắc thì Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên lại cảnh báo nếu không cẩn thận, thương lượng sẽ là động tác tạo ra hoạt động tẩu tán tài sản, rũ trách nhiệm với nền kinh tế, với xã hội.
Ông Cao Sỹ Kiêm nhìn nhận cần hướng dẫn làm rõ quyền hạn, thái độ, trách nhiệm, nội dung, phạm vi thương lượng, còn ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng các chủ nợ không thỏa thuận với nhau nên mới đề nghị tòa án giải quyết công nợ, không có cơ quan trung gian, việc tự thương lượng là khó, do vậy không thể tách rời vai trò của tòa án trong hoạt động này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đề nghị làm rõ thêm khái niệm, vai trò, trách nhiệm của quản tài viên, đây là ý tưởng hay, quy trách nhiệm cho cá nhân rất rõ ràng nhưng phải xem xây dựng đội ngũ này như thế nào, người quản lý toàn bộ vấn đề tài chính phải hiểu biết về quản trị doanh nghiệp.
Tại phiên họp, các đại biểu cũng góp ý nhiều nội dung liên quan đến thẩm quyền của tòa án trong việc mở thủ tục tuyên bố phá sản, nội dung tuyên bố phá sản…/.
Chu Thanh Vân (TTXVN)