Trong chương trình Kỳ họp thứ 14, chiều 18/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức Hội nghị thảo luận, góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ chủ trì Hội nghị.
Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra cho biết việc góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được cán bộ, đảng viên trong Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng.
Nhìn chung, cán bộ, đảng viên cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí với kết cấu, các chương, điều của Dự thảo Hiến pháp năm 1992, đã góp ý cụ thể vào một số chương, điều trong Dự thảo.
Mặt khác, các ý kiến đều bày tỏ quan điểm, chính kiến, khẳng định Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng; về chức năng nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang (không phi chính trị hóa quân đội); về nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước (không tam quyền phân lập); về sở hữu toàn dân về đất đai; về giữ tên nước như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tập thể Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí nhận định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với Hiến pháp năm 1992, kế thừa và phát huy được giá trị của các bản Hiến pháp trước đó.
Dự thảo tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nội dung của dự thảo được mở rộng, khái quát cao và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa kế thừa những thành tựu của các bản Hiến pháp trước đó cũng như xu thế phát triển mới. Đặc biệt là những quy định liên quan đến chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc được làm rõ và thể hiện một cách khoa học, được quy định tương đối đầy đủ.
Nội dung Dự thảo đã đảm bảo cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh chính trị và Văn kiện Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và 5 (khóa XI) về sửa đổi Hiến pháp.
Dự thảo Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực trong các cơ quan bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dự thảo đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có phương hướng lấy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng làm trung tâm, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dự thảo đã xác định rõ hơn cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và thông qua các cơ quan nhà nước; đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, vững mạnh, tăng tính dân chủ, minh bạch và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ.
Nội dung sửa đổi, bổ sung Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đã giải quyết được những vấn đề bấp cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đảm bảo là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận cho ý kiến về: Chế độ chính trị (chương I); Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân (chương II); Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (chương III); Bảo vệ Tổ quốc (chương IV); Quốc hội (chương V); Chủ tịch nước (chương VI); Chính phủ (chương VII); Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân (chương VIII), Chính quyền địa phương (chương IX), Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước (chương X)./.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ chủ trì Hội nghị.
Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra cho biết việc góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được cán bộ, đảng viên trong Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng.
Nhìn chung, cán bộ, đảng viên cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí với kết cấu, các chương, điều của Dự thảo Hiến pháp năm 1992, đã góp ý cụ thể vào một số chương, điều trong Dự thảo.
Mặt khác, các ý kiến đều bày tỏ quan điểm, chính kiến, khẳng định Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng; về chức năng nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang (không phi chính trị hóa quân đội); về nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước (không tam quyền phân lập); về sở hữu toàn dân về đất đai; về giữ tên nước như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tập thể Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí nhận định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với Hiến pháp năm 1992, kế thừa và phát huy được giá trị của các bản Hiến pháp trước đó.
Dự thảo tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nội dung của dự thảo được mở rộng, khái quát cao và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa kế thừa những thành tựu của các bản Hiến pháp trước đó cũng như xu thế phát triển mới. Đặc biệt là những quy định liên quan đến chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc được làm rõ và thể hiện một cách khoa học, được quy định tương đối đầy đủ.
Nội dung Dự thảo đã đảm bảo cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh chính trị và Văn kiện Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và 5 (khóa XI) về sửa đổi Hiến pháp.
Dự thảo Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực trong các cơ quan bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dự thảo đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có phương hướng lấy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng làm trung tâm, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dự thảo đã xác định rõ hơn cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và thông qua các cơ quan nhà nước; đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, vững mạnh, tăng tính dân chủ, minh bạch và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ.
Nội dung sửa đổi, bổ sung Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đã giải quyết được những vấn đề bấp cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đảm bảo là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận cho ý kiến về: Chế độ chính trị (chương I); Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân (chương II); Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (chương III); Bảo vệ Tổ quốc (chương IV); Quốc hội (chương V); Chủ tịch nước (chương VI); Chính phủ (chương VII); Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân (chương VIII), Chính quyền địa phương (chương IX), Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước (chương X)./.
Hương Thủy (TTXVN)