Ngày 21/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn việc cắt vây cá mập - một thông lệ được áp dụng trong ngành đánh bắt cá mập là cắt vây lưng sau đó thả lại cá xuống biển.
Trang tin EUobsever cho biết, Ủy viên phụ trách lĩnh vực Thủy sản của Liên minh châu Âu (EU) Maria Damanaki, phát biểu trong một thông cáo được công bố cho báo chí: "Chúng tôi muốn loại bỏ triệt để thông lệ kinh khủng của việc cắt vây cá mập để bảo vệ loài cá này một cách tốt hơn."
Vây cá mập là loại nguyên liệu đắt giá cho món súp vi cá rất thịnh hành ở châu Á, cùng với sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu tại châu lục này, nhu cầu về vây cá mập ngày một tăng cao.
Theo số liệu ước tính của Liên hiệp quốc, trung bình một ngày có khoảng 30.000 con cá mập bị cắt vây, tức khoảng 10 triệu cá mập/năm. Tuy nhiên những nhà bảo tồn môi trường cho rằng con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều, và nghiêm trọng hơn, một số loài cá mập có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Các vùng biển của EU thuộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, là những trung tâm cung cấp chủ yếu nguyên liệu vây cá mập cho thị trường châu Á.
Shelley Clarke, một nhà khoa học thủy sản hiện làm việc tại Nhật Bản, nguyên trợ lý nghiên cứu tại Đại học Imperial College của London, nhận định: "Quy định mới này của EU là một bước tiến bộ rất lớn cho việc quản lý nguồn lợi thủy sản cá mập, và cho phép giám sát, quản lý một số trung tâm công nghiệp đánh bắt cá mập lớn của thế giới."
Quy định mới được ban hành này của EU sẽ có hiệu lực tức thì, theo đó: "Mọi tàu đánh cá trong phạm vi vùng biển của EU và tất cả các tàu cá của EU đánh bắt trên thế giới sẽ phải thả cá mập có vây còn nguyên vẹn." Quy định này hướng tới việc không khuyến khích ngư dân trở cá mập nguyên con về cảng chỉ để cắt vây (do thịt cá mập có giá trị thấp) và do vậy sẽ chuyển sang đánh bắt các loài cá khác.
Theo lời giải thích của bà Sandrine Polti thuộc Tổ chức Shark Alliance - một liên minh các nhà bảo tồn cá mập toàn cầu, EU đã ban hành từ năm 2003 một Quy định cấm cắt vây và thả lại cá xuống biển, nhưng có rất nhiều lỗ hổng tại quy định này cho phép các quốc gia thành viên cấp các loại giấy phép đặc biệt cho ngư dân để họ lách luật. Bà Polti cho biết: “Đây là một trong những quy định lỏng lẻo nhất tôi từng biết.”
Trong khi đó, ngành công nghiệp đánh bắt thủy sản ngày càng không hài lòng với các quy định của EU.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Guy Vernaeve, người phát ngôn của Hiệp hội các Doanh nghiệp Đánh bắt Thủy sản EU- Europeche, nói: "Chúng tôi hết sức ngạc nhiên và thất vọng. Chúng tôi luôn ủng hộ việc cấm cắt vây cá mập và thả lại cá xuống biển. Nhưng chúng tôi đã yêu cầu rõ nhà chức trách EU cho phép sơ chế, tách vây khỏi cá, và phân loại vây và thịt ngay trên boong để vận chuyển về các cảng khác nhau, vì các loại sản phẩm này có các thị trường tiêu thụ khác nhau. Vây cá sẽ được chuyển sang châu Á, còn thịt cá sẽ được tiêu thụ tại châu Âu"/.
Trang tin EUobsever cho biết, Ủy viên phụ trách lĩnh vực Thủy sản của Liên minh châu Âu (EU) Maria Damanaki, phát biểu trong một thông cáo được công bố cho báo chí: "Chúng tôi muốn loại bỏ triệt để thông lệ kinh khủng của việc cắt vây cá mập để bảo vệ loài cá này một cách tốt hơn."
Vây cá mập là loại nguyên liệu đắt giá cho món súp vi cá rất thịnh hành ở châu Á, cùng với sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu tại châu lục này, nhu cầu về vây cá mập ngày một tăng cao.
Theo số liệu ước tính của Liên hiệp quốc, trung bình một ngày có khoảng 30.000 con cá mập bị cắt vây, tức khoảng 10 triệu cá mập/năm. Tuy nhiên những nhà bảo tồn môi trường cho rằng con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều, và nghiêm trọng hơn, một số loài cá mập có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Các vùng biển của EU thuộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, là những trung tâm cung cấp chủ yếu nguyên liệu vây cá mập cho thị trường châu Á.
Shelley Clarke, một nhà khoa học thủy sản hiện làm việc tại Nhật Bản, nguyên trợ lý nghiên cứu tại Đại học Imperial College của London, nhận định: "Quy định mới này của EU là một bước tiến bộ rất lớn cho việc quản lý nguồn lợi thủy sản cá mập, và cho phép giám sát, quản lý một số trung tâm công nghiệp đánh bắt cá mập lớn của thế giới."
Quy định mới được ban hành này của EU sẽ có hiệu lực tức thì, theo đó: "Mọi tàu đánh cá trong phạm vi vùng biển của EU và tất cả các tàu cá của EU đánh bắt trên thế giới sẽ phải thả cá mập có vây còn nguyên vẹn." Quy định này hướng tới việc không khuyến khích ngư dân trở cá mập nguyên con về cảng chỉ để cắt vây (do thịt cá mập có giá trị thấp) và do vậy sẽ chuyển sang đánh bắt các loài cá khác.
Theo lời giải thích của bà Sandrine Polti thuộc Tổ chức Shark Alliance - một liên minh các nhà bảo tồn cá mập toàn cầu, EU đã ban hành từ năm 2003 một Quy định cấm cắt vây và thả lại cá xuống biển, nhưng có rất nhiều lỗ hổng tại quy định này cho phép các quốc gia thành viên cấp các loại giấy phép đặc biệt cho ngư dân để họ lách luật. Bà Polti cho biết: “Đây là một trong những quy định lỏng lẻo nhất tôi từng biết.”
Trong khi đó, ngành công nghiệp đánh bắt thủy sản ngày càng không hài lòng với các quy định của EU.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Guy Vernaeve, người phát ngôn của Hiệp hội các Doanh nghiệp Đánh bắt Thủy sản EU- Europeche, nói: "Chúng tôi hết sức ngạc nhiên và thất vọng. Chúng tôi luôn ủng hộ việc cấm cắt vây cá mập và thả lại cá xuống biển. Nhưng chúng tôi đã yêu cầu rõ nhà chức trách EU cho phép sơ chế, tách vây khỏi cá, và phân loại vây và thịt ngay trên boong để vận chuyển về các cảng khác nhau, vì các loại sản phẩm này có các thị trường tiêu thụ khác nhau. Vây cá sẽ được chuyển sang châu Á, còn thịt cá sẽ được tiêu thụ tại châu Âu"/.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)