Tối 29/7, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã họp phiên thứ nhất, nghe giới thiệu một số nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động của Ủy ban.
Ủy ban về các vấn đề xã hội vừa được Quốc hội khóa XIII bầu chiều 29/7 gồm Chủ nhiệm là bà Trương Thị Mai và bốn Phó Chủ nhiệm: ông Bùi Sỹ Lợi, ông Nguyễn Văn Tiên, ông Đỗ Mạnh Hùng và bà Nguyễn Thúy Anh. Tổng số thành viên của Ủy ban là 50 người.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết: so với Quốc hội khóa XII, nhiệm kỳ này, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã phát triển hơn về số lượng từ 40 lên 50 thành viên; trong đó, số đại biểu nữ tăng từ 37,5% (khóa XII) lên 43% (khóa XIII).
Số đại biểu trong Thường trực Ủy ban cũng tăng lên gấp rưỡi (từ 6 đại biểu lên 9 đại biểu). 100% số thành viên của Ủy ban có trình độ đại học và trên đại học với 8 tiến sĩ và 13 thạc sĩ. Bà Trương Thị Mai đánh giá, đây có thể coi là những điểm khởi đầu thuận lợi, là thế mạnh, tạo tiền đề cho bước phát triển của Ủy ban trong giai đoạn mới.
Nêu lên những chương trình hoạt động của Ủy ban trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều vấn đề biến đổi phức tạp, tác động đến phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Chủ nhiệm Trương Thị Mai nhận định, nhiệm vụ của Ủy ban trong nhiệm kỳ này rất nặng nề, các thành viên của Ủy ban cần nỗ lực, quyết tâm làm tốt trọng trách được giao phó trên cả 3 mặt: lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi giới thiệu dự kiến chương trình công tác của Ủy ban từ sau kỳ họp thứ nhất đến kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIII, gồm 3 nội dung chính.
Về nội dung xây dựng pháp luật: 2 dự án luật do Ủy ban chủ trì thẩm tra sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai là dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá. Ủy ban sẽ cho ý kiến thẩm tra về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong một số dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do các Ủy ban khác chủ trì thẩm tra.
Về công tác giám sát, khảo sát, Ủy ban sẽ tổ chức 1 phiên giải trình tại phiên họp toàn thể; tiếp tục rà soát, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua thuộc lĩnh vực của Ủy ban.
Tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật về bảo trợ xã hội, về tín ngưỡng, tôn giáo, về thi đua khen thưởng; các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn: Luật khám chữa bệnh, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Nghị quyết số 18/QH 12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ủy ban sẽ giám sát, khảo sát tại địa phương về việc thi hành Bộ luật Lao động phục vụ cho việc thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); một số vấn đề liên quan đến dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá; về tình hình thực hiện Pháp luật về bảo hiểm xã hội, Luật bình đẳng giới để chuẩn bị báo cáo tại kỳ họp thứ 3.
Về công tác đối ngoại, Ủy ban sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm của quốc tế và tham gia các hoạt động tại các diễn đàn quốc tế và khu vực mà Ủy ban là thành viên hoặc được mời tham dự.
Phiên họp thứ nhất đã làm việc về nội dung phân công các thành viên tham gia các Tiểu ban của Ủy ban; nghe giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban về các vấn đề xã hội./.
Ủy ban về các vấn đề xã hội vừa được Quốc hội khóa XIII bầu chiều 29/7 gồm Chủ nhiệm là bà Trương Thị Mai và bốn Phó Chủ nhiệm: ông Bùi Sỹ Lợi, ông Nguyễn Văn Tiên, ông Đỗ Mạnh Hùng và bà Nguyễn Thúy Anh. Tổng số thành viên của Ủy ban là 50 người.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết: so với Quốc hội khóa XII, nhiệm kỳ này, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã phát triển hơn về số lượng từ 40 lên 50 thành viên; trong đó, số đại biểu nữ tăng từ 37,5% (khóa XII) lên 43% (khóa XIII).
Số đại biểu trong Thường trực Ủy ban cũng tăng lên gấp rưỡi (từ 6 đại biểu lên 9 đại biểu). 100% số thành viên của Ủy ban có trình độ đại học và trên đại học với 8 tiến sĩ và 13 thạc sĩ. Bà Trương Thị Mai đánh giá, đây có thể coi là những điểm khởi đầu thuận lợi, là thế mạnh, tạo tiền đề cho bước phát triển của Ủy ban trong giai đoạn mới.
Nêu lên những chương trình hoạt động của Ủy ban trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều vấn đề biến đổi phức tạp, tác động đến phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Chủ nhiệm Trương Thị Mai nhận định, nhiệm vụ của Ủy ban trong nhiệm kỳ này rất nặng nề, các thành viên của Ủy ban cần nỗ lực, quyết tâm làm tốt trọng trách được giao phó trên cả 3 mặt: lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi giới thiệu dự kiến chương trình công tác của Ủy ban từ sau kỳ họp thứ nhất đến kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIII, gồm 3 nội dung chính.
Về nội dung xây dựng pháp luật: 2 dự án luật do Ủy ban chủ trì thẩm tra sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai là dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá. Ủy ban sẽ cho ý kiến thẩm tra về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong một số dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do các Ủy ban khác chủ trì thẩm tra.
Về công tác giám sát, khảo sát, Ủy ban sẽ tổ chức 1 phiên giải trình tại phiên họp toàn thể; tiếp tục rà soát, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua thuộc lĩnh vực của Ủy ban.
Tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật về bảo trợ xã hội, về tín ngưỡng, tôn giáo, về thi đua khen thưởng; các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn: Luật khám chữa bệnh, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Nghị quyết số 18/QH 12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ủy ban sẽ giám sát, khảo sát tại địa phương về việc thi hành Bộ luật Lao động phục vụ cho việc thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); một số vấn đề liên quan đến dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá; về tình hình thực hiện Pháp luật về bảo hiểm xã hội, Luật bình đẳng giới để chuẩn bị báo cáo tại kỳ họp thứ 3.
Về công tác đối ngoại, Ủy ban sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm của quốc tế và tham gia các hoạt động tại các diễn đàn quốc tế và khu vực mà Ủy ban là thành viên hoặc được mời tham dự.
Phiên họp thứ nhất đã làm việc về nội dung phân công các thành viên tham gia các Tiểu ban của Ủy ban; nghe giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban về các vấn đề xã hội./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)