Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Khoáng sản lần 3 (AMMIN) và các hội nghị liên quan đã diễn ra từ ngày 6-9/12, tại Hà Nội.
Trong số này có 4 cuộc Họp nhóm về công tác phát triển khoáng sản bền vững; thương mại và đầu tư khoáng sản; thông tin và cơ sở dữ liệu khoáng sản; xây dựng năng lực khoáng sản. Đặc biệt là Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) lần thứ 11 và Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về khoáng sản, với sự tham gia của đại diện 3 nước tham vấn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASOMM+3) lần thứ 4.
Ngày 9/12, cũng tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 3 chính thức nhóm họp, xem xét kết quả của các hội nghị nêu trên, để thống nhất Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản (AMCAP) giai đoạn 2011-2015.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đến dự và và phát biểu khai mạc hội nghị này.
Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại AMMIN 3. Theo đó, nhằm quản lý tốt hoạt động khoáng sản, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với luật khoáng sản của các nước trên thế giới. Tại kỳ họp thứ 8, khóa XII ngày 17/11/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12.
Luật mới ra đời với mục đích đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy các hoạt động khoáng sản nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
Trong đó ưu tiên khai thác khoáng sản gắn với dự án chế biến có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi ích cho Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng trao đổi, học hỏi và chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản với các nước thành viên ASEAN. Đồng thời, Việt Nam khuyến khích xây dựng chính sách thống nhất trong khối về thương mại và đầu tư khoáng sản nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản (AMCAP) 2012-2015.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 tại Bali, Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ và Nga đã ra tuyên bố về các nguyên tắc của các mối quan hệ cùng có lợi; xác định việc tăng cường kết nối khu vực về thương mại và đầu tư là bước đầu tiên của tiến trình kết nối tăng cường trong phạm vi Đông Á.
Mặt khác, Hội nghị tham vấn giữa quan chức cấp cao ASEAN về Khoáng sản với 3 nước đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc diễn ra lần đầu tiên ngày 8/6/2007 tại Nay Pyi, Myanmar đã nâng Diễn đàn ASEAN về khoáng sản lên một tầm cao mới.
Phó Thủ tướng mong rằng tại Hội nghị AMMIN 3, các định hướng chiến lược về khoáng sản phù hợp với định hướng chung của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua.
Tăng cường hợp tác khoáng sản
Đó là tái khẳng định cam kết chung của AMMIN 3 lần này trong Tuyên bố Hà Nội, như đã được đề cập trong Tuyên bố Manila mà AMMIN 2 thông qua tại Philippines năm 2008 với 6 định hướng chính sách.
Đó là đảm bảo phát triển và sử dụng tài nguyên liên tục; đẩy mạnh hợp tác nhằm tạo thuận lợi và tăng cường thương mại và đầu tư khoáng sản; khuyến khích hợp tác xây dựng chỉ đạo chính sách và tiêu chuẩn Thực hành Khai khoáng tốt nhất của ASEAN nhằm tăng cường phát triển khoáng sản bền vững về môi trường và xã hội trong khu vực; tăng cường thể chế và phát triển năng lực trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; xúc tiến diễn đàn đối thoại với khu vực tư nhân và các Đối tác Đối thoại ASEAN; đẩy mạnh hợp tác và tiếp cận chung trong các diễn đàn khu vực và quốc tế về khoáng sản.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Minh Quang cho rằng với tinh thần hợp tác, xây dựng và trách nhiệm, các Bộ trưởng trong Hội nghị lần này đã xem xét, bàn bạc và đi đến thống nhất nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản giai đoạn 2011-2015 với 4 nhóm chiến lược và các chương trình; dự án để các nước tham vấn hợp tác triển khai; “Tuyên bố Hà Nội” về phát triển bền vững khoáng sản vì sự thịnh vượng của ASEAN; địa điểm tổ chức AMMIN 4 tiếp theo là Indonesia.
Mục tiêu của Kế hoạch hành động hợp tác khoáng sản ASEAN 2011-2015 là đẩy mạnh hơn nữa động lực của ngành khoáng sản ASEAN, với sáng kiến có thể giúp tăng cường thương mại và đầu tư, hợp tác và năng lực cho phát triển khoáng sản bền vững và thịnh vượng của khu vực ASEAN.
Những chiến lược và hành động được đề xuất trong AMMIN 3 trước hết là thuận lợi hóa và tăng cường thương mại và đầu tư về khoáng sản, với chương trình và hoạt động cụ thể như thành lập cơ chế chia sẻ thông tin, nhằm mục tiêu hài hòa hóa chính sách khoáng sản của các nước thành viên ASEAN; tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư... Chiến lược tăng cường phát triển khoáng sản bền vững về môi trường và xã hội; chiến lược tăng cường năng lực thể chế và nhân lực trong lĩnh vực khoáng sản ASEAN.
Như vậy, Quỹ ủy thác khoáng sản ASEAN cần được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho việc thực thi các dự án và hoạt động AMCAP 2011-2015, đã được ASOMM và AMMIN phê chuẩn. Sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính từ các đối tác đối thoại ASEAN, khu vực kinh tế tư nhân ASEAN, các tổ chức quốc tế và khu vực, các cơ quan liên quan khác được hoan nghênh, nhằm đảm bảo việc thực hiện thành công AMCAP 2012-2015./.
Trong số này có 4 cuộc Họp nhóm về công tác phát triển khoáng sản bền vững; thương mại và đầu tư khoáng sản; thông tin và cơ sở dữ liệu khoáng sản; xây dựng năng lực khoáng sản. Đặc biệt là Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) lần thứ 11 và Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về khoáng sản, với sự tham gia của đại diện 3 nước tham vấn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASOMM+3) lần thứ 4.
Ngày 9/12, cũng tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 3 chính thức nhóm họp, xem xét kết quả của các hội nghị nêu trên, để thống nhất Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản (AMCAP) giai đoạn 2011-2015.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đến dự và và phát biểu khai mạc hội nghị này.
Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại AMMIN 3. Theo đó, nhằm quản lý tốt hoạt động khoáng sản, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với luật khoáng sản của các nước trên thế giới. Tại kỳ họp thứ 8, khóa XII ngày 17/11/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12.
Luật mới ra đời với mục đích đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy các hoạt động khoáng sản nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
Trong đó ưu tiên khai thác khoáng sản gắn với dự án chế biến có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi ích cho Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng trao đổi, học hỏi và chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản với các nước thành viên ASEAN. Đồng thời, Việt Nam khuyến khích xây dựng chính sách thống nhất trong khối về thương mại và đầu tư khoáng sản nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản (AMCAP) 2012-2015.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 tại Bali, Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ và Nga đã ra tuyên bố về các nguyên tắc của các mối quan hệ cùng có lợi; xác định việc tăng cường kết nối khu vực về thương mại và đầu tư là bước đầu tiên của tiến trình kết nối tăng cường trong phạm vi Đông Á.
Mặt khác, Hội nghị tham vấn giữa quan chức cấp cao ASEAN về Khoáng sản với 3 nước đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc diễn ra lần đầu tiên ngày 8/6/2007 tại Nay Pyi, Myanmar đã nâng Diễn đàn ASEAN về khoáng sản lên một tầm cao mới.
Phó Thủ tướng mong rằng tại Hội nghị AMMIN 3, các định hướng chiến lược về khoáng sản phù hợp với định hướng chung của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua.
Tăng cường hợp tác khoáng sản
Đó là tái khẳng định cam kết chung của AMMIN 3 lần này trong Tuyên bố Hà Nội, như đã được đề cập trong Tuyên bố Manila mà AMMIN 2 thông qua tại Philippines năm 2008 với 6 định hướng chính sách.
Đó là đảm bảo phát triển và sử dụng tài nguyên liên tục; đẩy mạnh hợp tác nhằm tạo thuận lợi và tăng cường thương mại và đầu tư khoáng sản; khuyến khích hợp tác xây dựng chỉ đạo chính sách và tiêu chuẩn Thực hành Khai khoáng tốt nhất của ASEAN nhằm tăng cường phát triển khoáng sản bền vững về môi trường và xã hội trong khu vực; tăng cường thể chế và phát triển năng lực trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; xúc tiến diễn đàn đối thoại với khu vực tư nhân và các Đối tác Đối thoại ASEAN; đẩy mạnh hợp tác và tiếp cận chung trong các diễn đàn khu vực và quốc tế về khoáng sản.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Minh Quang cho rằng với tinh thần hợp tác, xây dựng và trách nhiệm, các Bộ trưởng trong Hội nghị lần này đã xem xét, bàn bạc và đi đến thống nhất nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản giai đoạn 2011-2015 với 4 nhóm chiến lược và các chương trình; dự án để các nước tham vấn hợp tác triển khai; “Tuyên bố Hà Nội” về phát triển bền vững khoáng sản vì sự thịnh vượng của ASEAN; địa điểm tổ chức AMMIN 4 tiếp theo là Indonesia.
Mục tiêu của Kế hoạch hành động hợp tác khoáng sản ASEAN 2011-2015 là đẩy mạnh hơn nữa động lực của ngành khoáng sản ASEAN, với sáng kiến có thể giúp tăng cường thương mại và đầu tư, hợp tác và năng lực cho phát triển khoáng sản bền vững và thịnh vượng của khu vực ASEAN.
Những chiến lược và hành động được đề xuất trong AMMIN 3 trước hết là thuận lợi hóa và tăng cường thương mại và đầu tư về khoáng sản, với chương trình và hoạt động cụ thể như thành lập cơ chế chia sẻ thông tin, nhằm mục tiêu hài hòa hóa chính sách khoáng sản của các nước thành viên ASEAN; tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư... Chiến lược tăng cường phát triển khoáng sản bền vững về môi trường và xã hội; chiến lược tăng cường năng lực thể chế và nhân lực trong lĩnh vực khoáng sản ASEAN.
Như vậy, Quỹ ủy thác khoáng sản ASEAN cần được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho việc thực thi các dự án và hoạt động AMCAP 2011-2015, đã được ASOMM và AMMIN phê chuẩn. Sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính từ các đối tác đối thoại ASEAN, khu vực kinh tế tư nhân ASEAN, các tổ chức quốc tế và khu vực, các cơ quan liên quan khác được hoan nghênh, nhằm đảm bảo việc thực hiện thành công AMCAP 2012-2015./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)