Bộ Y tế đang chuẩn bị dự thảo trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Theo dự thảo, trong thời gian tới, để công tác phòng chống HIV/AIDS đạt được hiệu quả và giảm tác động của đại dịch này lên người nhiễm HIV/AIDS, Bộ Y tế sẽ ưu tiên chăm sóc toàn diện cho những người nhiễm bệnh này.
Bên cạnh đó, việc phát huy vai trò công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam cũng sẽ được tiếp tục ưu tiên và coi trọng.
Theo Dự thảo Bộ Y tế đang xây dựng, công tác phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và phức tạp cần phải tăng cường quản lý, chỉ đạo, phối hợp liên ngành và huy động mọi người dân, toàn xã hội tham gia.
Việt Nam đã tròn 20 năm đương đầu và đối phó với đại dịch HIV/AIDS. Đến nay, đại dịch này vẫn là một thách thức lớn đối với toàn xã hội khi số người mắc mới không ngừng gia tăng.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê vừa thông báo, trong tháng 9 đã phát hiện thêm 1.800 trường hợp nhiễm HIV trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy, tổng số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện tại các địa phương tính từ ca phát hiện đầu tiên đến nay là 243.900 trường hợp.
Trong số 243.900 trường hợp nhiễm HIV/AIDS này có 98.400 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 51.200 người đã tử vong do AIDS.
Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố từ năm 1998, đến cuối năm 2010, 97% số quận, huyện và trên 75%, số xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo.
Vì vậy, việc tiếp tục xây dựng Chiến lược quốc gia về lĩnh vực này cho giai đoạn tiếp theo là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ năm 2015 và hưởng ứng kêu gọi của Liên Hợp Quốc phấn đấu xã hội không có người nhiễm HIV mới, không có người tử vong do HIV/AIDS và không có phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
Mục tiêu Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, Giảm 50% số ca nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020, xóa bỏ hoàn toàn lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015./.
Theo dự thảo, trong thời gian tới, để công tác phòng chống HIV/AIDS đạt được hiệu quả và giảm tác động của đại dịch này lên người nhiễm HIV/AIDS, Bộ Y tế sẽ ưu tiên chăm sóc toàn diện cho những người nhiễm bệnh này.
Bên cạnh đó, việc phát huy vai trò công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam cũng sẽ được tiếp tục ưu tiên và coi trọng.
Theo Dự thảo Bộ Y tế đang xây dựng, công tác phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và phức tạp cần phải tăng cường quản lý, chỉ đạo, phối hợp liên ngành và huy động mọi người dân, toàn xã hội tham gia.
Việt Nam đã tròn 20 năm đương đầu và đối phó với đại dịch HIV/AIDS. Đến nay, đại dịch này vẫn là một thách thức lớn đối với toàn xã hội khi số người mắc mới không ngừng gia tăng.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê vừa thông báo, trong tháng 9 đã phát hiện thêm 1.800 trường hợp nhiễm HIV trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy, tổng số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện tại các địa phương tính từ ca phát hiện đầu tiên đến nay là 243.900 trường hợp.
Trong số 243.900 trường hợp nhiễm HIV/AIDS này có 98.400 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 51.200 người đã tử vong do AIDS.
Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố từ năm 1998, đến cuối năm 2010, 97% số quận, huyện và trên 75%, số xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo.
Vì vậy, việc tiếp tục xây dựng Chiến lược quốc gia về lĩnh vực này cho giai đoạn tiếp theo là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ năm 2015 và hưởng ứng kêu gọi của Liên Hợp Quốc phấn đấu xã hội không có người nhiễm HIV mới, không có người tử vong do HIV/AIDS và không có phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
Mục tiêu Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, Giảm 50% số ca nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020, xóa bỏ hoàn toàn lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015./.
Thùy Giang (Vietnam+)